Đầu triều Nguyễn, nước Việt Nam/Đại Nam thống nhất, ổn định, kinh tế vững vàng, các ông hoàng bà chúa chỉ biết ăn chơi, tiêu xài. Thế mà có một người biết làm ăn trở nên giàu có đến nỗi vua Minh Mạng mà cũng phải công nhận là :
“Phú bất như Định Viễn”.
(Giàu không ai bằng Định Viễn)
Định Viễn tên thật là Nguyễn Phúc Bính (1797-1863) - hoàng tử thứ sáu của vua Gia Long và bà Tiếp dư Dương Thị Sự. Ông ra đời ở thành Gia Định. Lúc nhỏ ông rất hoan nghịch làm cho vua Gia Long phải trách phạt. Vua Minh Mạng lúc chưa lên ngôi cũng đã đứng ra xin vua cha tha tội cho ông nhiều lần. Nhưng không ngờ đến lúc trưởng thành, Phúc Bính lo học hành và biết làm ăn để trở nên giàu có.
Năm 20 tuổi (1817) ông Phúc Bính được phong Định Viễn Quận Công. Năm 45 tuổi ông hộ giá vua Thiệu Trị ra Bắc nhận sắc phong của nhà Thanh. Định Viễn được sung chức Ngự tiền thân thần nhận sắc Ông làm việc tốt nên được vua Thiệu Trị ban thưởng rất hậu. Ông mất năm 67 tuổi, có 42 con trai và 31 con gái. Nhà thờ ở làng Dương Nỗ (h.Phú Vang), tẩm ở làng Nguyệt Biều (h.Hương Thủy, nay thuộc Thành phố Huế). Định Viễn và con cháu mở ra Phòng VI Đệ nhất Chánh hệ với bài Phiên hệ Thi dùng làm chữ lót cho 20 đời là:
Tĩnh Hoài Chiêm Viễn Aïi/ Cảnh Ngưỡng Mậu Thanh Kha
Nghiễm Cách Do Trung Đạt/ Liên Trung[1] Tập Cát Đa
Hậu duệ của ông đến nay đã truyền đến đời thứ bảy (chữ lót Cảnh).
Nhắc đến Định Viễn người ta nhớ đến ba việc có liên quan đến lịch sử văn hóa Huế :
- Định Viễn là một nhà buôn lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XIX.
- Định Viễn là một người yêu thích nghệ thuật Hát bội;
- Người tổ chức chợ Gia Lạc để cho người nghèo hai huyện Phú Vang Hương Thủy có nơi vui chơi trong ba ngày tết
Nguyên do là Phủ của ông gần bến đò chợ Dinh, hằng ngày ông thấy việc thuyền mành lui tới xuất mua bán hàng rất tấp nập. Có một điều bất tiện là thuyền mành đến mua bán hàng phải neo đậu lại dài ngày mới bán hết và mua đủ hàng để đi, rất bất tiện. Ông hoàng liền nghĩ đến việc giải quyết những bất tiện ấy cho các lái buôn. Ông cho dựng ở gần bến đò chợ Dinh nhiều dãy nhà với đủ phương tiện chứa trữ hàng hoá. Sau đó ông cho người nhà đón các ghe mành chở hàng đến, thỏa thuận với chủ hàng về giá cả rồi cho họ cất hàng lên kho. Các chủ hàng bán sĩ hàng cho ông hoàng mà chưa cần lấy tiền ngay. Họ được lợi là khỏi phải neo đậu thuyền mành lâu ngày nữa. Cất hàng lên kho của Định Viễn xong là họ căng buồm quay về tỉnh nhà hay những nơi sản xuất hàng để chở tiếp lớp hàng mới đến. Trong thời gian đó, các thương gia đến kho chợ Dinh của ông Định Viễn mua lớp hàng cũ theo giá sỉ. Đến khi các ghe mành giao tiếp lớp hàng mới thì họ nhận tiền của chuyến hàng cũ hoặc có khi nhận cả hai chuyến về luôn. Buôn bán lớn với ông hoàng Định Viễn, các lái buôn người Việt và người nước Thanh rất tin tưởng. Định Viễn tiền bạc sòng phẳng và ông cũng là con vua Gia Long và em vua Minh Mạng nên không ai dám động đến việc làm ăn của ông.
Các mặt hàng ông hoàng cho xuất nhập thường xuyên là các loại lu đựng nước, chậu rữa mặt, chén bát, gáo dừa (làm gáo múc nước )... và cả giẻ rách để khách hàng mua về dùng vào việc lau chùi. Phần lớn loại hàng ấy sản xuất trong nước. Ngoài ra cũng có các mặt hàng cao cấp như vải, lụa, thuốc Bắc, giấy, sách vở nhập cảng của Nhật và của Tàu (Trung Hoa). Sắp đến Tết có thêm các mặt hàng pháo, mứt bánh, hương đèn, nho táo,... Các thương gia đến mua sỉ đầy bốn năm mui thuyền rồi theo đường thủy đưa hàng đến bán ở các chợ gần Kinh thành như Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu, Kim Long hoặc về các chợ huyện như Cầu Hai, Truồi, Sịa hoặc ra ngoại tỉnh như Quảng Trị, Đồng Hà, Cam Lộ, v.v... Từ ngày ông Định Viễn tham gia buôn bán, bến đò Chợ Dinh trở nên phồn thịnh hơn. Quán ăn, tiệm tạp hóa, rạp hát bội mọc lên; trên bộ, dười sông người người lên xuống, thuyền bè vào ra náo nhiệt. Cảnh tượng ấy trước kia chưa từng có.
Nhờ có Định Viễn mà các chủ ghe mành trong năm đi về được nhiều chuyến. Tuy lời ít nhưng bán trúng mối với số lượng lớn dồn lại thành nhiều, tiền bạc lại sòng phẳng nên họ rất thích và hết lời cám ơn ông hoàng. Mỗi lần Tết đến gần, họ chở tới những tặng phẩm qúy giá để dâng cho Định Viễn. Ông Hoàng Định Viễn vì vậy đã trở nên giàu có cho đến vua có lời phê:“ PHÚ BẤT NHƯ ĐỊNH VIỄN”
Định Viễn đã giàu càng giàu hơn nữa.
Kinh doanh lớn nhưng khỏi vay tiền của Ngân Hàng. Không có thuế môn bài, thuế lợi tức, thuế lũy tiến và những loại thuế khác. Không có chi phí kết toán với nhiều sổ sách và cả không cả tổng phí nữa; người ta lo bóc hàng từ ghe lên kho, người mua lo bóc hàng từ kho xuống đò.
Định Viễn cũng là em của vua Minh Mạng. Lúc còn mang tước công, ông có nhận một người nước Thanh (Trung Quốc) tên là Phan Huy Ký vào phủ làm môn đệ. Huy Ký lợi dụng uy thế của Định Viễn Công lấy tàu thuyền của nhà nước đi buôn để hòng trốn thuế. Không ngờ việc buôn lậu bị bại lộ, Định Viễn bị bộ Hình truy tố, kết án. Định Viễn bèn vào chầu vua và xin vua bao che. Dù vua Minh Mạng rất thương Định Viễn, nhưng pháp bất vị thân, nhà vua phán rằng:
-“ Định Viễn là người thân quyến của ta, lẽ ra ngươi phải có tư cách đoan chính cẩn thận, để giữ gìn thanh giá của mình, đằng nầy ngươi lại dễ dãi để cho bọn thổ phỉ bợ đỡ chui vào làm môn thuộc rồi chúng cậy thế ngươi làm bậy. Như vậy nhà ngươi không phải là không có tội. Để làm gương cho các hoàng tử, công chúa, ta cất của ngươi sáu tháng lương, còn bọn môn thuộc của ngươi là Phan Huy Ký theo phép nước phải bị tội đồ (tù). Ngươi về đi !”.
Định Viễn quay gót về phủ ở Nam Phổ với một sự thất vọng não nề. (92-93)
Sẳn tiền bạc thì ông Hoàng Định Viễn tha hồ “Hào hoa phong nhả với đủ ngựa vỏng trên bộ và thuyền bè dưới sông“ như lời doạn thuật của cụ LÊ THANH CẢNH, về chợ “GIA LẠC” (Do Ngài ĐỊNH VIỄN QUẬN VƯƠNG sáng lập), đã đăng báo Thời nay số Xuân Tân Hợi 1971.
Với những phương tiện dồi dào nằm trong tay, việc lập “Chợ GIA LẠC” để thêm đông vui trong ba ngày TẾT đối với Ngài Định Viễn qúa dể dàng, nhất là thời đó khỏi thủ tục giấy tờ, như gởi đơn lên Tòa Tỉnh trưởng để xin phep trước. Thành có cần gì dựa thế là em vua Minh Mạng.
Ông Hoàng ĐỊNH VIỄN bắt đầu hoạt động thương mại vào lúc 30-35 tuổi tức vào năm 1827 (Minh Mạng năm thứ 8) hay 1832 (Minh Mạng năm thứ 13) và hoạt động liên tục cho đến ngày mất (67 tuổi) vào năm 1863 (Tự Đức năm thứ 16) ngang qua trọn triều vua Thiệu Trị (1841-1847).
Ngài Định Viễn có đi Nhật vì mục đích thương mãi (ông đi bao nhiêu lần, không rõ đi năm nào và mỗi lần đi lâu hay mau) và có mang đồ xưa ở Nhật về nhiều.
Cụ Lê Thanh Cảnh đoán rằng tại chợ Dinh ngày xưa thiếu đất trống nên Ngài Định Viễn mới phải lập chợ trong ba ngày Tết tại Nam Phổ. Trên thực tế, ngày xưa không làm gì có nạn thiếu đất trống. Nhưng Nam Phổ có sẵn tiện nghi hơn (như những kho hàng tiếp liệu, rạp hát, quán ăn,...) nên Ngài Định Viễn mới lập chợ GIA LẠC tại Nam Phổ.
CHỢ GIA LẠC
Phong giao có câu:
BA-LA, Chùa Quan Bố,
GIA-LẠC, Chợ Ngài Vương
“Quan Bố” đây là Thân Phụ cụ cố Nguyễn Khoa Tân làm Bố Chánh rể của Phủ Định Viễn là rể kep vì được ông Hoàng Định Viễn gã luôn cho hai người cháu gái. Còn “Ngài Vương” là Định Viễn Quận Vương.
Chính Ngài Vương Định Viễn lập ra chợ GIA LẠC dể mua vui và thêm vui cho công chúng trong ba ngày Tết.
Cảnh chợ Gia Lạc hồi xưa là một Hội Chợ lớn với” ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Người mua cũng người bán toàn mặc áo mới; các Ông Hoàng, bà Chúa, các vị quan lớn nhỏ và gia đình với rất đông đồng bào tới lui tấp nập. Cảnh trên bộ thêm tấp nập với những võng và lọng đỏ vàng; cảnh dưới sông thời đò ghe, có ca, có hát giữa tiếng pháo liên hồi...
Dưới đây xin trích bài của cụ Lê Thanh Cảnh trên báo “ Thời nay” CHỈ NHÓM TRONG BA NGÀY TẾT; Ngôi chợ độc nhất vô nhị ở Việt Nam là chợ Gia Lạc ở đất thần kinh, mỗi năm chỉ đông một lần vào dịp Tết.
Chợ GIA LẠC là một câu chuyện lạ lùng trong lịch sử văn hóa Việt Nam, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, suốt năm chỉ có đông chợ có BA NGÀY TẾT.
Trong khi cả nước tưng bừng ĂN TẾT, nghỉ làm việc, nghỉ buôn bán, chỉ lo ăn chơi cúng quảy Ông Bà vào ba ngày ấy.
Nói đến chợ Gia Lạc là một câu chuyện lạ lùng trong lịch sử văn hóa Việt Nam mà tôi viết ra đây để cống hiến độc giả với lòng mong muốn được đồng bào toàn quốc vui lòng đóng góp thêm những điều tôi thiếu xót.
Chợ Gia Lạc cũng còn điều này khác lạ đối với các nơi là : Cũng chổ ấy, trong ba ngày Tết, người ta gọi là CHỢ GIA LẠC; còn quanh năm gọi là Chợ MAI vì nơi nầy chỉ bán rau quả, rau dưa thôi, còn cá thịt thì đến chiều CHỢ NAM PHỔ mới đông. Thành ra chỉ trong khu vực 30 thước, có đến ba chợ khác nhau: Chợ GIA LẠC chỉ đông ba NGÀY TẾT, Chợ MAI đông buổi mai suốt năm chỉ trừ ba ngày Tết; Chợ NAM PHỔ đông buổi chiều suốt năm trừ ba ngày Tết.
VỊ TRÍ: Trên đường quốc lộ rộng thênh thang, từ Cố Đô Huế xuống cửa Bể Thuận An, ngang qua địa phận làng Nam Phổ và đồi chiếu lại chợ này là vị trí CHỢ GIA LẠC, cách Thành phố Huế chừng 3 Km. Ngày thường khách bộ hành đi ngang qua đó chẳng thấy tý gì là dấu tích cho Gia Lại vì chợ nầy không có nhà cửa, phố xá, lều trại. Vì chỉ đông ba ngày Tết thôi nên dân làng Nam Phổ phụ trách việc đông chợ nầy, chỉ lo dựng rạp, phên, dù, chỏng, sạp, toàn là những vật liệu tạm thời. Hết Tết là chẳng còn dấu tích gì trên mảnh đất tam giác, thành hình do ba con đường gặp nhau ngang qua chợ Nam Phổ:
- Đường Quốc lộ từ Huế về Thuận an.
- Đường tỉnh lộ từ Nam Phổ về An Truyền.
- Đường Hương lộ từ Nam phổ qua Ngọc anh, Lại thế
Nhà in VIỄN - ĐỆ
Ai cũng biết Nhà in Viễn – Đệ
Dậy tiếng khen đất Huế đã từ lâu.
Mực vời son tươi thắm rõ màu,
Lắm vẻ đẹp, in mau mà giá rẻ.
Vặn máy thương-quyền quanh bốn bể,
Dựng nền kinh-tế giữa trung-châu.
Lấy văn chương, lấy mỹ-thuật làm đầu,
Trước nhơn nghĩa, mà sau giành quyền lợi.
Khách hàn-mặc, khách tài-ba các giới,
Cuộc xã-giao lui tới càng đông,
Thùy nhơn bất thức chủ ông.
ƯNG-BÌNH
Thúc – Gia – Thị.
TẬP KIỀU
KIM-TRỌNG THÚY-KIỀU
LÚC SƠ-NGỘ
Sinh rằng: “ Phác họa vừa rồi,
“ Phẩm đề xin một vài lời thêm hoa.”
Tay tiên gió tấp mưa sa.
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
Khen: “ Tài nhả ngọc phun châu,
“ Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế nầy.
“ Vậy xin cho phep in ngay,
“ Để làm kỷ-niệm một ngày thiên-duyên.”
Nàng rằng: “ Khéo giở trò điên !
“ Giấy nhèm, mực lợt, tốn tiền, ích đâu?”
Rằng: “ Gần Bến-Ngự, đầu cầu,
“ Nhà in Viễn-Đệ mấy lâu tiếng đồn,
“ Thợ thầy, máy móc, chuyên môn,
“ In mau, giá rẻ, chữ còn mới tinh,
“ Từ năm Gia-Tĩnh triều Minh,
“ Nhà in Viễn-Đệ, Xuân Kinh tiếng đồn...”