Nói xa, nói gần rồi cũng phải nhận một thực tế: sản phẩm ngành nghề truyền thống muốn bán cho khách thế kỷ XXI trước nhất nó phải có giá trị văn hóa nghệ thuật. Mà muốn có những mẫu mã văn hóa nghệ thuật không thể thiếu vai trò của nghệ nhân, nghệ sĩ. Vì thế điều quan trong nhất là Huế muốn có bước đột phá về mẫu mã hàng truyền thống hiện đại phải có một chính sách đặc biệt với các nghệ nhận nghệ sĩ thực thụ.
Về nghề thuyền thống Huế, tôi đã dự nhiều hội thảo khoa học, nhiều bài vẫn còn lưu trên trang Web: gactholoc.net. Để khỏi mất thì giờ hội thảo, hôm nay tôi xin không nhắc lại nữa. Vấn đề tôi quan tâm hôm nay là: “Nghề thủ công truyền thống Huế làm gi để hội nhập và phát triển vào đầu thế kỷ XXI nầy?”.
Qua nghiên cứu, tôi thấy nghề truyền thống Huế có thể xếp vào ba loại sau đây:
- Đồ gia dụng, đồ thờ (Rèn, đúc mây tre đan, đồ gốm, thêu tay;
- Phục vụ xây dựng và trang trí nội thất (nhà rường, tủ bàn ghế .v.v.
- Hàng văn hóa lưu niệm: đồ giấy, mộc mỹ nghệ, đúc mỹ nghệ, chạm khắc vàng, bạc, đá quý, thêu tay.v.v.
Xếp một cách ngẫu hứng như vậy để tập trung vào loại hàng cần phải quan tâm phát triển phục vụ du lịch của trung tâm văn hóa lịch sử Huế hôm nay. Sự thực thì các ngành nghề trong các loại ấy liên quan đến nhau. Ví dụ nghề đúc nổi tiếng với đúc chuông, tượng Phật, đồ gia dụng nhưng đúc cũng nâng lên đuc mỹ thuật đúc tượng danh nhân (Phan Bội Châu), văn nghệ sĩ (tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), nghề thêu tay trướng, liễn nâng lên thêu chân dung các nhân vật văn hóa lịch sử, thêu hoa, thêu phong cảnh rất mỹ thuật, được khách du lịch thích thú.
Nghệ nhân nghề thêu tay
Với thời gian hội thảo cho phép, và vị thế của người làm văn hóa du lịch, trong hội thảo nầy tôi quan tâm đến loại hàng thứ ba. Không cần phải khảo sát, thống kê, so sánh, bất cứ ai đã từng đi du lịch Hà Nội, TP HCM, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp…thì cũng có thể khẳng định rằng: Mặt hàng truyền thống phục vụ du lịch của Huế quá sơ sài, Cứ thử dạo phố đêm Nguyễn Đình Chiểu dọc bờ sông Hương thơ mộng, khách du lịch có thể mua được hàng lưu niệm gì của Huế? Một mặt hàng nổi tiếng nhất của Huế là sách Huế, nhưng trên con phố đêm ấy không hề thấy một cuốn sách Huế nào? Chúng ta luôn nói hội nhập quốc tế, chuyện hội nhập cũng đã và đang diễn ra, nhưng biện pháp để mặt hàng truyền thống hội nhập quốc tế như thế nào thì tôi chưa thấy hay đã có mà tôi cứ vô ra TP HCM hoài nên không được tiếp cận chăng? Nếu đúng như vậy thì tôi xin đảnh lễ nhận khuyết điểm vậy.
Theo tôi ngay từ bây giờ phải có một cuộc khảo sát xem thử những ngành nghề nào ờ Huế còn có thể sản xuất được hàng phục vụ văn hóa du lịch. Đồng thời tổ chức thăm dò thị hiếu của khách du lịch trong và ngoài nước đầu thế kỷ XXI nầy xem thử họ thích những mặt hàng nào của Huế, mặt hàng nào họ muốn được cập nhật, mặt hàng nào họ muốn mua ở Huế mà không có, những mặt hàng nào nhập từ nước ngoài và tỉnh ngoài đang bán chạy trên đất Huế là gì? Mặt hàng nào của Huế thua chị kém em? .v.v.
Nghệ nhân nghề làm Pháp Lam
Song song với các cuộc khảo sát thăm dò trên, chính quyền địa phương thực hiện một cuộc khảo sát thực tế xem thử tình hình sản xuất các mặt hàng truyền thống ở địa phương mình như thế nào: tay nghề của thợ thủ công, môi trường sản xuất, vật liệu, vận dụng được kỹ thuật đến đâu, cần phải có máy móc gì, thị trường, chính sách khuyến khích của nhà nước, đầu vào và đầu ra, những khó khăn gì cần phải tháo gỡ?
Vai trò của văn nghệ sĩ tạo nên những mẫu mã mới cho nghề truyền thống của Huế như thế nào, họ là ai ? họ đã làm gì và sẽ làm được những gì, cấn hỗ trợ cho họ như thế nào?
Phải có kết quả của các cuộc khảo sát và thăm dò một cách khoa học như trên thì lãnh đạo địa phương mới hoạch định được kế sách xây dựng và phát triển ngành nghề thủ công ở Huế để hội nhâp.
Dù kết quả khảo sát thăm dò tốt xấu như thế nào, trong tình hình hội nhập ngày nay bất cứ một địa phương nào không thể tự mình vươn lên được. Thông thường phải có sự phản biện và giúp đõ của bên ngoài (ngoài thành phố và nước ngoài).
Chuyện bà Tôn nữ Thị Ninh vận động Đại sứ Đan Mạch giúp văn nghệ sĩ Huế sáng tao nên những mẫu mã truyền thống Huế phù hợp với thị hiếu của khách du lịch thế kỷ XXI.
Để cho các mặt hàng truyền thống của Huế được quãng bá rộng rãi (PR) qua Festival làng nghề hằng năm là chưa đủ mà lại rất tốn kém. Phải PR thường xuyên. Trong Hội thảo Làng Nghề 2013, tôi có đưa ra ý tưởng: Huế nên có một ngôi nhà Huế thế kỷ XXI, từ sân vườn, đến trang trí nội thất, đò dùng từ nhỏ đến lớn, tranh ảnh đều là hàng truyền thống của Huế. Thành phố Huế tiếp khách trong và ngoài nước đều tổ chức trong Ngôi nhà Huế ấy. Đó là một cách quãng bá tập trung, gây ấn tượng sâu sắc, không nơi nào có được. Tôi tin nhiều đại gia trong và ngoài nước sẽ đặt cho Huế xây dựng cho họ những ngôi nhà Huế ấy trên quê hương họ hoặc nơi họ đang ở.
Nói xa, nói gần rồi cũng phải nhận một thực tế: sản phẩm ngành nghề truyền thống muốn bán cho khách thế kỷ XXI trước nhất nó phải có giá trị văn hóa nghệ thuật. Mà muốn có những mẫu mã văn hóa nghệ thuật không thể thiếu vai trò của nghệ nhân, nghệ sĩ. Vì thế điều quan trong nhất là Huế muốn có bước đột phá về mẫu mã hàng truyền thống hiện đại phải có một chính sách đặc biệt với các nghệ nhận nghệ sĩ thực thụ.
Là một người cầm bút ngoài nghề truyền thống, phát biểu về nghề thuyền thống nên chắc chắn không trách được những bất cập. Kính mong được hội thảo châm chước thông cảm. Xin trân trọng cám ơn.
Huế, ngày 29-04-2015