Vì công cuộc bảo vệ ,gìn giữ, tu sửa và tôn tạo di sản văn hóa của thành phố Huế
Để có những kỳ festival khiến mọi người nức lòng, đắm mê về một Huế xưa, người góp công không nhỏ - ông Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu Huế, nhà văn hoá bậc thầy trong những công trình nghiên cứu, sưu tầm văn hoá Huế. Nhiều người nhận xét, “ông là một trong những kho tư liệu sống về văn hoá đất Thần kinh”, quả không sai! Điều ít ai biết, quãng đời đã qua và kế tiếp, ông say sưa nghiên cứu Huế để âm thầm chứng minh một câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng... Tuy bận rộn với Festival Huế 2006, ông vẫn dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện đầy thú vị...
Anh Nguyễn Đắc Xuân thân mến, Được Anh báo tin vừa được UBND Tỉnh TTH ký Quyết định cho phép thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế tôi rất mừng cho Anh và giới nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế / Tôi cũng đã nhận được bản sao Quyết định thành lập Hội của Tỉnh TTH và bản dự thảo Điều Lệ Hội. Đây là một chính sách đặc biệt quan trọng mở ra cho giới trí thức Huế hướng đi về tương lai, góp phần cùng với chính quyền nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa dân tộc ở Huế. Vì công việc ở Minh Trân trong mùa chống Covid 19 quá bận rộn nên cho mãi đến nay mới có mấy dòng này, xin chúc mừng Anh và quý bạn hữu đã dành nhiều công sức để có được thành quả này.
Thuận Hóa/Phú Xuân/Huế từng là Thủ phủ của Xứ Đàng Trong, Kinh đô nước Đại Việt thời Quang Trung, Kinh đô nước Việt Nam/Đại Nam thời Nguyễn. Kinh đô của Phật giáo xứ Đàng Trong. Trải qua lịch sử hơn 700 năm Thuận Hóa/Phú Xuân/Huế đã để lại cho dân tộc một kho tàng Di sản văn hóa vô cùng to lớn, không nơi nào trên toàn cõi VN có thể so sánh được. Trước tiên là con người rồi về di tích lịch sử, chùa tháp, thành quách, cung điện, sông, núi, hồ, biển, đầm phá, cảng nước sâu, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, kiến trúc Âu, trang phục, âm nhạc (Nhã nhạc, âm nhạc Phật giáo – tụng, tán, Âm nhạc truyền thống-Ca Huế), Hát bội, Giáo dục, Ngự y, Ngự dược, Ẩm thực, Nghề kim hoàn, Mộc mỹ nghệ, Nhà rường, Nghề đúc đồng, Pháp lam, Dâu Truồi, Quít Hương Cần, Thanh trà Nguyệt Biều, cá nước lợ, nước sông Hương.v.v. Sau ngày thống nhất đất nước (1975), chính quyền từng bước đã nghiên cứu di sản, phát triển di sản đưa vào phục vụ văm hóa du lịch. Đã có 5 di sản văn hóa Huế đã được UNESCO công nhận là di sản vật thể và phi vật thể của thế giới. Dù nhà nước xã hội chủ nghĩa chưa công nhận Huế là thành phố văn hóa, thành phố di sản văn hóa của dân tộc nhưng trong lòng người dân trong và ngoài nước, người Huế hay người các nước đều nghĩ rằng Huế là thành phố văn hóa Việt Nam. Huế là một bài thơ đô thị tuyệt tác. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập phát triển đột khởi hiện nay nhìn lai những thành tựu phát triển di sản văn hóa đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhất là chưa đạt được những yêu cầu của Nghi quyết 54 của Bộ Chính trị đưa tỉnh TTH thành thành phố di sản trực thuộc TW. Sự phát triển chưa tương xứng về mọi mặt thể hiện trong các vấn đề sau đây:
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang phấn đấu nghiên cứu làm rõ nguồn di sản văn hóa không nơi nào có được của tỉnh để đến năm 2025 thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế được chuyển thành thành phố di sản trực thuộc Trung ương. Việc nghiên cứu Huế đang được nhà nước và giới cầm bút đặc biệt quan tâm. Bên cạnh tên tuổi của các nhà nghiên cứu Huế đang xuất hiện danh xưng các “nhà Huế học”. Nghiên cứu Huế và Huế học có gì khác nhau không?
Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế là một tổ chức xã hội của mọi công dân Việt Nam, có tình yêu đối với Huế và yêu di sản văn hóa Huế; hoạt động trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu, phát triển di sản, tham gia phản biện và bảo vệ các thành tựu văn hóa của dân tộc để lại ở Huế, góp phần làm cho Huế ngày càng đẹp hơn và luôn giữ được những giá trị văn hóa đặc trưng vốn có trong lòng nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Hội tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần cùng với chính quyền hoàn thành sứ mệnh bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế.
Danh sách rỗng!
Trở lại đầu trang