Các nhà nghiên cứu qua các thời kỳ

Trang chủ · Hội viên & các nhà nghiên cứu Huế từ xưa đến nay
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An
Các nhà nghiên cứu qua các thời kỳ

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An - Người theo đuổi cái đẹp của Huế

Phan Thuận An (sinh năm 1940) là một trong những nhà Huế học nổi tiếng, chuyên viên nghiên cứu của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế. Nhân dịp anh vừa đi nghiên cứu các di tích lịch sử thời quân chủ ở Trung Quốc về, chúng tôi đã gặp anh tại khu vườn thuộc nhà riêng rộng gần 25000m2 ở số 29 đường Nguyễn Chí Thanh, Huế.

Một chuyến đi săn đồ cổ
Các nhà nghiên cứu qua các thời kỳ

Một chuyến đi săn đồ cổ

Từ năm 1965 đến năm 1967, mỗi năm tôi đều có dịp ra Huế bốn kỳ, mỗi kỳ tôi ở lại Huế độ suốt tuần, có khi đến mười ngày. Tiếng rằng đi dạy học, kỳ trung tôi mượn dịp này để thỏa thích tính đi săn cổ ngoạn. Tiền tôi lãnh bao nhiêu ở Đại học Văn Khoa, tôi đều cúng trụm vào đó, có khi không đủ, còn lén thâm thêm tiền nhà. Đừng nói lớn vợ con nghe, nhưng tôi không tiếc. Mua được thì mừng vui, không mua được thì bực tức muốn đau, nên thà mua... Tôi có thể kể ra đây những món gì quý mua được trong mấy ngày ra Huế, nhưng kể làm gì trong buổi rối beng này, ai đâu còn rảnh rang nghe mình, nên tôi xin đơn cử ra một thí dụ thôi, đó là chuyện cái tô làm năm Mậu Thìn đời vua Tự Đức ( 1808) , cũng gọi là tô Đặng Huy Trứ.

Tiểu sử Nguyễn Hồng Trân
Các nhà nghiên cứu qua các thời kỳ

Tiểu sử Nguyễn Hồng Trân là nhà giáo hiện đã nghỉ hưu tại Huế.

- Nguyễn Hồng Trân sinh năm 1938 tại Huế. - Quê quán: Làng Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. - Thường trú tại: 16/16/6 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, Thành phố Huế. - Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp Đại học chính quy - Chuyên môn: Kỹ sư Điện hóa học - Đã kinh qua các chức nghiệp: Cựu Giảng viên chính trường Đại học Khoa học Huế, cựu Giám đốc thông tin và thư viện trường ĐHKH Huế - Chức trách hiện nay: Ủy viên Ban chấp hành Chi hội Sử học thành phố Huế; Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Sở trường đam mê: Nghiên cứu về Lịch sử, Văn hóa- xã hội - Sở thích: Ca nhạc trữ tình, bóng bàn, bóng đá

Tiểu sử Võ Quang Yến
Các nhà nghiên cứu qua các thời kỳ

Tiểu sử Võ Quang Yến

"Tên tuổi Võ Quang Yến từng xuất hiện nhiều trên báo chí xuất bản ở Sài Gòn trước 1975, với những bài viết về Huế, hoặc những bài viết về khoa học rất sinh động. Điều thú vị là những bài báo khoa học đó bao giờ cũng được viết lồng dưới dạng kể cùng những câu chuyện dân gian, vì Võ Quang Yến quan niệm: Viết cho nhà khoa học biết được những đặc tính mới của cây cỏ, nhưng cũng viết để cho dân gian hiểu được những cây thuốc thân thuộc của Việt Nam quý giá như thế nào".

Sưu tập và giữ gìn tư liệu lịch sử văn hoá Huế cho thế hệ mai sau
Các nhà nghiên cứu qua các thời kỳ

Sưu tập và giữ gìn tư liệu lịch sử văn hoá Huế cho thế hệ mai sau

Xưa nay đối với một người có văn hóa thì có 3 thứ quý: Bạn cũ, rượu cũ và sách cũ. Trong đời sống trí thức hiện nay, ngoài sách, còn có thêm tài liệu, phim, ảnh, các băng ghi âm, ghi hình, cổ vật. Mặc dù kỹ thuật tin học đã giúp việc sao chép, gìn giữ, tài liệu cũ hết sức tiện lợi, gọn nhẹ, dễ gìn giữ và dễ sử dụng nhưng nó vẫn không thể thay thế vai trò của các thư viện được. Các Tổng thống Mỹ sau khi về hưu thường để lại một thư viện lưu giữ tất cả những thông tin, tư liệu liên quan đến nhiệm kỳ tổng thống của mình. Không có sách và tư liệu tham khảo thì chúng ta không thể hiểu được việc quá khứ.

Tôi cảm thụ và học cách tư duy và thể hiện của học giả Phạm Thượng Chi trong “Mười ngày ở Huế” để viết sách giới thiệu Huế
Các nhà nghiên cứu qua các thời kỳ

Tôi cảm thụ và học cách tư duy và thể hiện của học giả Phạm Thượng Chi trong “Mười ngày ở Huế” để viết sách giới thiệu Huế

Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông. Nhưng rồi, bất ngờ trong lúc đi học Huế, nghiên cứu Huế, viết bài giới thiệu Huế, tôi gặp được ông qua bút ký “Mười ngày ở Huế” đăng trên báo Nam Phong số 10 xuất bản vào tháng 4 năm 1918.

Danh sách rỗng!

Trở lại đầu trang