- Nguyễn Hoàng (1525-1613)
Còn được tôn xưng là Chúa Tiên, được vua Lê Trang Tông tấn phong tước Đoan Quốc Công, cử vào trấn thủ xứ Thuận Hóa năm 1558. Đến năm 1570 được tấn phong Tổng trấn tướng quân cai trị hai xứ Thuận Hóa - Quảng Nam.
- Năm Tân Sửu (1601): Cho xây dựng chùa Thiên Mụ.
- Năm Nhâm Dần (1602): Lập chùa Kính Thiên ở Quảng Bình. Chùa Long Hưng, Bảo Châu ở Quảng Nam.
- Sửa chùa Sùng Hóa ở làng Triêm Ân.
- Năm Tân Hợi (1611): Thành lập phủ Phú Yên.
- Năm Quý Sửu (1613): mất, thọ 89 tuổi, cầm quyền cai trị 56 năm. Được vua Gia Long truy tôn Thái Tổ Gia Dũ Hoàng Đế.
- Nguyễn Phước Nguyên (1563-1635)
Dân gian gọi là chúa Sãi hay chúa Phật. Năm 1613, nối nghiệp cha lúc đã 51 tuổi, được tôn xưng là Thụy Quận công.
- Năm Canh Thân (1620): Gả công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey-Chetta II. Vua Chân Lạp sau đó dâng đất Mô Xoài-Bà Rịa, cho phép người Việt đến làm ăn sinh sống.
- Năm Bính Dần (1626) dời dinh đến làng Phước Yên (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế). Sau đó có Đào Duy Từ làm mưu thần bày kế hoạch chống Trịnh, xây các lũy Trường Dục - Nhật Lệ - Trường Sa để củng cố thế lực Đàng Trong, đoạn tuyệt với triều đình Bắc Hà.
- Năm Tân Mùi (1631) Chúa gả công nữ Ngọc Khoa cho vua Chiêm là Pôrômê.
Sãi vương mất ngày 19/11/1635, cầm quyền 22 năm, thọ 73 tuổi. Vua Gia Long, truy tôn Hy Tông Hiếu Văn Hoàng Đế.
- Nguyễn Phước Lan (1601 - 1648)
Thường xưng là chúa Thượng, nối nghiệp lúc đã 35 tuổi (1635). Dời dinh từ Phước Yên đến Kim Long. Cầm quyền 13 năm, thọ 48 tuổi. Vua Gia Long truy tôn Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng đế.
- Nguyễn Phước Tần (1620 - 1687)
Thường gọi là chúa Hiền, nối ngôi chúa năm 1648, lúc 29 tuổi tự xưng là Quốc chúa Đại sĩ, triều thần tôn xưng Dũng Quận Công.
- Năm Nhâm Tý (1672) quân Trịnh mở cuộc đại tấn công Nam Hà. Chúa cho con là Hiệp đức hầu Nguyễn Phước Thuần làm nguyên soái chống cự. Quân Nguyễn chiến thắng, từ đó 2 miền Nam Bắc ngưng chiến lấy sông Gianh chia đôi đất nước.
- Năm 1653, Chúa chấp thuận việc dâng đất xin hàng phục của vua Chiêm Bà Tấm, lấy đất đến sông Phan Rang lập thành phủ Thái Khang (Ninh Hòa-Diên Khánh). Như vậy từ 1558-1663, nước Việt đã mở mang thêm được 170 km từ Phú Yên-Phan Rang.
- Năm 1679, nhà Minh mất, nhà Thanh lên thay ở Trung Quốc. Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên không chịu thần phục triều Thanh, đem gia đình, quân lính thuộc quyền, vượt biển qua xin thần phục chúa Nguyễn. Chúa cấp lương thực, phong chức tước cho vào khai khẩn (Gia Định, Mỹ Tho) miền Nam. Nhanh chóng trở thành vùng đất trù phú, nổi tiếng trong khu vực.
- Năm 1687, Chúa xây dựng chùa Vinh Hòa ở núi Rùa (Quy Sơn), chùa Mỹ Am trên núi Mỹ Am (Thúy Vân) gần cửa biển Tư Dung (Tư Hiền)
- Chúa mất ngày 30/4/1687, ở ngôi 39 năm thọ 68 tuổi. Vua Gia Long, truy tôn Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế.
Chú ý:
- Đích thân chỉ huy đánh thắng hải quân Hà Lan (1644)
- Chấm dứt cuộc chiến tranh Nam Bắc kéo dài suốt 45 năm (1648). Công lớn của Hiệp Đức hầu Nguyễn Phước Thuần.
- Mở bờ cõi đến phủ Thái Khang, Diên Ninh (Phan Rang).
- Đẩy mạnh việc khai hoang, lập ấp vào phương Nam, nhanh chóng thành công.
- Nguyễn Phước Thái (1650 - 1691)
Thường gọi chúa Nghĩa, triều thần tôn xưng Hoằng Quốc Công.
Năm 1687 lên nối nghiệp, Ngài dời phủ chúa đến làng Phú Xuân, xây dựng cung điện vườn cảnh tráng lệ. Tổ chức quân đội rất hùng mạnh để trấn áp lân bang, mở rộng biên cương.
Chúa mất ngày 7/2/1691, thọ 43 tuổi. Vua Gia Long truy tôn Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế.
- Nguyễn Phước Chu (1675 - 1725)
Thường gọi Chúa Minh, hiệu Thiên Túng đạo nhân, pháp danh Hưng Long.
Lên nối nghiệp năm 1691, lúc 17 tuổi triều thần tôn xưng Tộ Quốc Công.
- 1692, dẹp loạn Bà Tranh rồi lập phủ Bình Thuận.
- 1698, cử Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đất Chân Lạp-chia đất lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và dinh Phiên Trấn (Gia Định) đem dân từ Quảng Bình vào lập xã thôn khai phá ruộng đất trù phú. Cho người Hoa lập xã Thanh Hà và Minh Hương để dễ kiểm tra.
- 1702, giặc biển người Anh chiếm đảo Côn Lôn (8 chiến thuyền, 200 quân sĩ) Chúa cử Trương Phước Phan đánh dẹp.
- 1711 cử Thuyên Đức Hầu đem quân ra đo đạc Hoàng Sa, Trường Sa.
- Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên sáp nhập vào nước Việt, Chúa phong làm Tổng binh cho nối đời cai quản.
Đối với Phật giáo:
- Năm 1694, cho sứ giả mời Hòa thượng Thạch Liêm sang Phú Xuân xin mở đại giới đàn truyền giới cho 1400 giới tử xuất gia. Chúa, hoàng tộc, quan lại thọ giới Bồ tát tại gia. Chúa có pháp danh Hưng Long, hiệu Thiên Túng đạo nhân.
- Năm 1710, nhân ngày Phật đản cho đúc chuông lớn tại chùa Thiên Mụ, viết bài minh khắc vào chuông. Làm đàn chẩn cấp suốt 7 ngày.
- Năm Giáp Ngọ (1714) giao chưởng cơ Tống Đức Đạt đại trùng tu chùa Thiên Mụ nguy nga tráng lệ. Mở đàn bố thí 7 ngày cho dân nghèo. Tự soạn văn bia khắc ghi lại sự việc hiện nay vẫn còn.
- Lập chùa Hộ Quốc ở Biên Hòa
- Năm 1712, lập phủ mới ở làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền. Lập chùa Hoàng Giác ở làng Hiền Sĩ.
- Ngày 01/6/1725 chúa băng thọ 51 tuổi, cầm quyền suốt 34 năm, đưa đất nước đến chỗ mở mang thịnh trị. Đời Gia Long truy tôn Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế.
- Nguyễn Phước Thụ (1697 - 1738)
Năm 1725 lên nối nghiệp làm Chúa, xưng Đỉnh Quốc Công.
- Năm 1731, lập dinh Long Hồ (Vĩnh Long) di dân lập nghiệp.
- Chúa tiếp tục mở mang và hoàn chỉnh việc khai phá miền Nam Ngài mất năm 7/6/1738, thọ 43 tuổi. Vua Gia Long truy tôn Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng Đế.
- Chúa sùng mộ đạo Phật có hiệu là Vân Tuyền đạo nhân.
- Nguyễn Phước Hoạt (1714 - 1765)
Lên ngôi năm 1738, xưng Hiểu Quốc Công. Quy y có pháp danh Phật Tâm, hiệu Từ Tế đạo nhân.
- Năm 1744, tiến xưng vương hiệu, xây dựng đô thành Phú Xuân quy mô tráng lệ hơn các đời trước. Võ Vương quyết định cải cách toàn diện Đàng Trong. Đối với các nước lân bang xưng là Thiên vương. Chia miền Nam thành 12 Dinh.
- Đến năm 1757, Võ vương hoàn thành cuộc nam tiến như hiện nay, sau 200 năm trải qua 8 đời chúa Nguyễn.
- Ngài băng hà ngày 7/7/1765 thọ 52 tuổi. Vua Gia Long, truy tôn Thế tông Hiếu Võ Hoàng Đế.
- Nguyễn Phước Thuần (1754 - 1777)
Lên ngôi lúc 12 tuổi, xưng Định Vương, quy y lấy đạo hiệu Khánh Phủ đạo nhân.
- Năm 1773, phong trào Tây Sơn ở Quy Nhơn nổi dậy chống quyền thần Trương Phúc Loan.
- Năm 1774, quân Trịnh vượt sông Gianh tấn công Phú Xuân.
- Năm 1776, Định vương và quyến thuộc di tản vào Gia Định sau đó nhường ngôi lên làm Thái Thượng vương, lập hoàng tôn Nguyễn Phước Dương làm Tân Chính Vương.
- Năm 1777, Tân Chính Vương và Thái Thượng Vương đều bị quân Tây Sơn bắt giết tại chùa Kim Chương, Gia Định. Chỉ còn sót lại hoàng tôn Nguyễn Phước Ánh sau này khôi phục đất nước mở ra triều Nguyễn (1802 - 1945).