BÀN VỀ TÊN CỦA VUA THẾ TỔ TRIỀU NGUYỄN

      Thuở vua chúa đang ngự trị, mấy ai được phép nhìn thấy Ngọc Điệp Tôn Đồ. Đây là tài liệu tối mật của Hoàng gia, do Hoàng đế chỉ định các thân vương, đại thần biên soạn, cất kỹ trong hòm vàng. Triều đình công bố các chữ húy, bắt buộc thần dân kiêng tránh. Từ đời này truyền qua đời khác, dần dần chẳng rõ tên của đế, hậu nào, rất khó cho người sau tìm hiểu.

      Mới đây, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc phát hành rộng rãi cuốn “Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 1995); biên soạn công phu, khoa học, rất đáng hoan nghênh. Tôi kính cẩn mở sách quý xem xét, nhờ đó biết thêm nhiều điều bổ ích, thú vị. Tuy nhiên có vài điểm nghi ngờ cần thảo luận thêm:

Cuốn "Nguyễn Phúc Tộc thế phả"

Cuốn "Nguyễn Phúc Tộc thế phả"

Trong Nguyễn Phúc tộc thế phả ghi:

Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế húy Nguyễn Phúc Anh (1762 - 1820)

Giải thích: Đức Thế tổ lúc nhỏ vốn có tên Chủng sau đức Hưng tổ chọn một chữ trong bộ Nhật là để đặt tên cho Ngài gồm bên trái là chữ Nhật bên phải là chữ Anh (Theo sách Quốc triều chính biên toát yếu); bản dịch Đại Nam thực lục Chính biên của Viện Sử học Hà Nội thì chép bên trái chữ Nhật bên phải chữ Ương . Nguyên hai chữ trên đều có cùng nghĩa, cùng âm. Theo phiên thiết ở Khang Hy tự điển đọc là “Ánh” nhưng âm “Anh” nên ngày trước đọc là “Anh”. Vì thế trong dòng họ đều kiêng và đọc trại chữ “Anh” thành “Yên”, “anh em” thì đọc là “yên em”. Khi Đức Duệ Tông nuôi ngài ở trong cung lại đặt tên là Noãn và sau lấy tên này làm tên chính. Các sách sử triều Nguyễn đều ghi tên húy này đầu tiên. (tr. 215).

      Điều ghi chép, giải thích trên đây thực mới lạ, làm thay đổi tên của vua Gia Long lưu truyền xưa nay. Vậy Ngài tên là Anh hay Ánh?

      Theo ngu ý của tôi, ngự danh viết 映 phải đọc chính âm Ánh mới hợp. Vì sao?

 

Vua Gia Long

Vua Gia Long

- Xét cách phiên thiết của Khang Hy tự điển thì chữ 映 [ư kính - ư khánh - ư mạnh]. Âm “Anh” khứ thanh, dứt khoát phải đọc là “Ánh”, không thể đọc là “Anh”.

- Nếu tên của vua Thế tổ là Anh, có lẽ nào ngay dưới triều Gia Long (1804), ngài lại ban thụy hiệu cho Đông cung Cảnh là Anh Duệ Hoàng Thái tử. Tuy không trùng chữ nhưng trùng âm, luật lệ kỵ húy vẫn cấm. Do húy âm “Ánh” phải kiêng tránh, đọc trại ra “yến”.

- Sau khi vua Tự Đức băng hà, triều đình dâng tôn thụy hiệu: Dực Tôn Anh Hoàng Đế. Từ đó về sau, chữ “Anh” là miếu húy, phải kiêng tránh. Như Anh Duệ cải phong Tăng Duệ hoàng thái tử. Các mệ, các mụ mới gọi nhau “yêng em”...

     Xét rằng tuy là tộc phả ghi chép tiểu sử, thế thứ của dòng họ Nguyễn Phúc nhưng tương quan mật thiết đến quốc sử. Chắc chắn học giới phải sử dụng tập phả này làm công cụ tham khảo, nghiên cứu với niềm xác tín cao. Không thận trọng e lại rơi vào trường hợp như Trăn và Thái trước đây chăng? Với tinh thần góp ý xây dựng nhằm tránh mối nghi ngờ chung, kính mong các ngài trong ban biên soạn, các nhà sử học chuyên sâu về triều Nguyễn đóng góp, bổ túc thêm ý kiến.

T.Đ.S

Bình luận


Chưa có bình luận!


Bài viết trước đó
Bài viết kế tiếp

Trở lại đầu trang