Cựu hoàng Bảo Đại nói về đời mình (Tiếp theo)

Fédéric Mittérand.- Trong lúc Ngài ở Pháp thì Hoàng phụ qua đời. Ngài trở về Việt Nam trong một thời gian ngắn để kế vị, rồi sau đó trở qua Pháp tiếp  tục học. Rồi đến lúc Ngài thực sự lên ngôi vua, ở Việt Nam, ở An Nam. Vì sao lúc ấy người ta gọi là An Nam, mà không gọi là Việt Nam ? Phải chăng cấm gọi Việt Nam ?

Cựu hoàng Bảo Đại trả lời Fédéric Mittérand - Đài Truyền hình Pháp. Ảnh chụp lại từ phim.

Cựu hoàng Bảo Đại trả lời Fédéric Mittérand - Đài Truyền hình Pháp. Ảnh chụp lại từ phim.

         Bảo Đại - Không, nước tôi đã đổi tên nhiều lần, tùy theo những thời kỳ Bắc thuộc. Ban đầu, gọi là An Nam. Người Tàu đã đặt tên đó cho chúng tôi. Sau đó là  Nam Việt. Sau cùng Gia Long đã đặt quốc hiệu là Việt Nam. Người Pháp xâm chiếm nước tôi đã chia nước tôi ra làm ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Hoàng phụ đã có nhiều quyền hơn tôi, số là sau khi Hoàng phụ qua đời, lúc ấy tôi còn ở Pháp, có một Hội đồng Phụ chính; lúc ấy, người Pháp đã lợi dụng cơ hội để thâu đoạt tất cả mọi quyền lực. Không còn là một chế độ bảo hộ nữa, mà là một chế độ cai trị trực tiếp.

          Fédéric Mittérand.- Ngài có cảm nghĩ vai trò mình sút kém so với những gì Ngài mong đợi ? Khi Ngài trở về nước, Ngài đã có sẵn một chương trình cho nước Việt Nam? Ngài có nghĩ đến mọi việc đó không ?

          Bảo Đại - Có, tôi có nghĩ phải đổi mới cái tập đoàn của Nhà nước, tức là phải canh tân, phải làm một số cải cách. Khổ thay, tôi bị cản mũi bởi người Pháp nên tôi không làm được bao nhiêu cả.

          Fédéric Mittérand.- Cảm tưởng của Ngài đối với quan chức người Pháp, các đối thoại của Ngài ?

          Bảo Đại - Tất cả đều nghiêm túc đối với tôi. Tôi đã có quan hệ tốt đối với một số người trong bọn họ. Nhưng điều này cũng chẳng làm cho đường lối chính trị chung của nước Pháp thay đổi. Chúng tôi đã gặp buổi khó khăn, mong nước Pháp nới lỏng cho chúng tôi.

          Fédéric Mittérand.- Chế độ thực dân đã phá bỏ nhiều hơn là mang lại cho xứ sở ?

          Bảo  Đại - Ở các xứ bảo hộ, tức Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nước Pháp không xáo trộn nhiều hệ thống xã thôn mà tôi đã đề cập với ông lúc ban đầu. Ở Nam Kỳ, họ đã thay đổi toàn bộ, bởi vì đây là một thuộc địa của Pháp, Xứ này phải trở thành một tỉnh của Pháp, như một tỉnh ở chính quốc. Do đó, khi những phong trào cách mạng bùng nổ, Nam Kỳ chịu nhiều ảnh hưởng hơn là Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đã có một ít tự do nào đó cho thần dân ở đây.

Cựu hoàng Bảo Đại lúc mới “hồi loan” năm 1932.  Ảnh TL do NĐX st

Cựu hoàng Bảo Đại lúc mới “hồi loan” năm 1932. Ảnh TL do NĐX st

          Fédéric Mittérand.- Rút cục, Ngài quay trở về lối sống suy tư. Ngài khép mình trong Thư viện Hoàng Gia và Ngài đọc lịch sử dân tộc ?

          Bảo Đại - Đúng là khi tôi trở về nước năm 1932, tôi biết rõ lịch sử nước Pháp hơn lịch sử nước tôi. Cho nên tôi đã yêu cầu văn khố trình cho tôi toàn bộ lịch sử, không những của quốc gia mà còn của Hoàng tộc nữa.

          Fédéric Mittérand.-  Và Ngài đã đọc ngày này qua ngày nọ ?

          Bảo Đại - Vâng, tôi đã đọc và suy nghĩ trong suốt nhiều tháng, thậm chí suốt cả nhiều năm.

          Fédéric Mittérand.- Ngài rút ra một bài học là Ngài muốn thực hiện lòng yêu nước, điều mà Ngài đã nghĩ đến, thì Ngài phải tồn tại trước đã ?

          Bảo Đại - Chính đó là điều mà tôi tự nhủ tôi. Đối với thần dân tôi, tôi không có quyền trốn tránh. Tôi phải có mặt vào ngày có một sự thay đổi nào đó để tôi có thể đem lại cho thần dân một cái gì.

Các quan Thượng thư tại triều đình Bảo Đại (1932) đều có tuổi trung bình là 75. Ảnh TL  do NĐX st

Các quan Thượng thư tại triều đình Bảo Đại (1932) đều có tuổi trung bình là 75. Ảnh TL do NĐX st

         Fédéric Mittérand.- Ngài có đi ra Bắc một chuyến, và Ngài được quan chức người Pháp kèm chặt  trong chuyến đi. Ngài đã có một cảm tưởng lẫn lộn qua chuyến đi ấy ?

          Bảo Đại - Tôi có cảm tưởng mình là một ông vua nước ngoài đến thăm một nước ngoài.

Fédéric Mittérand.- Tại nước ngoài ?

          Bảo Đại - Vâng.

          Fédéric Mittérand.- Dẫu  sao, Ngài cũng có đưa ra một số cải cách, trong những lãnh vực còn nằm trong quyền hạn của Ngài. Ví dụ như cải cách trong chiều hướng đơn giản hóa sự điều hành triều đình. «Vua phải gánh chịu cái đau của trăm họ, hơn cái đau của bản thân ;cái đau của trăm họ hơn cái đau của Vua, chứ không phải đau ở chính bản thân Vua»? Đây là một câu được ghi trong hồi ký của Ngài. Đó chính là tâm tư của Ngài vào thời âý?

          Bảo Đại - Đúng là câu ấy làm cho tôi xúc động rất nhiều.

Vua Bảo Đại ra thăm Bắc Kỳ và bị các quan chức Pháp kèm chặt. Ảnh TL nước ngoài do NĐX st

Vua Bảo Đại ra thăm Bắc Kỳ và bị các quan chức Pháp kèm chặt. Ảnh TL nước ngoài do NĐX st

          Fédéric Mittérand.- Chính là tâm tư của Ngài vào thời ấy ?

          Bảo Đại- Vâng, đó là điều tôi cảm thấy vào thời ấy.

          Fédéric Mittérand.- Ngài cũng thấy trong nước cũng dấy lên những nguyện vọng quốc gia dân tộc, nhất là Ngài đã trao nhiệm vụ cho một người là Ngô Đình Diệm. Xin Ngài cho biết ông ấy là ai?

          Bảo Đại- Đó là một ông quan còn trẻ, xuất thân từ một gia đình Thiên Chúa giáo lâu đời. Ông là Tuần vũ Phan Thiết. Do tôi muốn canh tân đội ngũ quan lại, bởi vì lúc bấy giờ các Thượng thư ở triều đình đều có tuổi trung bình là 75, tôi muốn mời lớp trẻ đến với tôi. Tôi mời ông Diệm, ông là một ông quan thanh liêm chính trực. Khổ  thay ông ấy cũng như tôi, đã vấp phải một bức tường, đó là bộ máy cai trị của người Pháp. Cho nên, sau một thời gian, ông Diệm đã xin phép ra đi. Tôi nói với ông :“Ông có thể ra đi nhưng tôi không có quyền ra đi, tôi không có quyền đào nhiệm. Nhiệm vụ của tôi, là phải ngồi lại đây. Vì  thần dân”. Ông Diệm đã ra đi như thế đó.

          Fédéric Mittérand.- Ngài có nghĩ rằng, Ngài sẽ gặp lại ông ấy trên con đường Ngài đi ?

          Bảo Đại- Có thể nói rằng, tôi đã giữ ông ta lại dự phòng. Có thể có một ngày nào đó, ông ta trở về cộng tác với tôi.

          Fédéric Mittérand.- Về phần Ngài, Ngài luôn luôn có một thái độ khoan dung đối với các tín ngưỡng khác với tín ngưỡng của Ngài ?

          Bảo Đại.- Hoàng cung là một nơi tập trung tuyệt đối. Nhà vua chấp nhận mọi tôn giáo, với điều kiện có thể thờ cúng tổ tiên. Ở nước chúng tôi, không có quốc giáo.

          Fédéric Mittérand.- Ngài đã viết: “Không cần vua phải có mặt để dân biết rằng dân có vua. Chỉ cần thỉnh thoảng, càng ít càng tốt, nhà vua xuất hiện trong một dịp tiếp khách hay thiết triều, để chứng tỏ mình còn đó. Những ai cầm quyền ở Đông phương đều làm như vậy cả. Nhà vua, đồng thời là giáo chủ, người đứng trung gian giữa trời với dân, cũng là người trung gian giữa dân với tiền đồ đất nước. Như vậy, nhà vua phải tạo trước hết cho mình sự thái bình hòa hợp, nếu muốn đem lại thái bình hòa hợp cho trăm họ”. Như vậy, Ngài luôn luôn giữ một bề ngoài rất kín đáo?

Bảo Đại muốn có một người vợ ... như các ông vua hiện đại. Ông đã cưới một người Thiên chúa giáo Nam Kỳ - Hoàng hậu Nam Phương. Ảnh TL nước ngoài do NĐX st

Bảo Đại muốn có một người vợ ... như các ông vua hiện đại. Ông đã cưới một người Thiên chúa giáo Nam Kỳ - Hoàng hậu Nam Phương. Ảnh TL nước ngoài do NĐX st

          Bảo Đại- Đó chính là vai trò của nhà vua. Không những vua hiểu như thế, mà dân cũng hiểu như thế. Cho nên khi vua ra đường, dân cúi đầu và không dám nhìn vua. Đó là một cái gì thiêng liêng.

          Fédéric Mittérand.- Bởi vậy nhà vua phải bình thản. Đó là trường hợp một âm mưu chống một ông vua ngày xưa?

          Bảo Đại- Đó là một câu chuyện bên Tàu.

          Fédéric Mittérand.- Các người phải đứng trước nhà vua, và nhà vua vẫn bình thản trong suốt ba ngày?

          Bảo Đại- Và suốt cả ba đêm nữa.

          Fédéric Mittérand.- Ngài đã giữ thái độ đó đối với người Pháp, người Pháp lúc đó đã có mặt ở khắp nơi. Ngài thường lui về đồng quê ?

          Bảo Đại- Không phải về đồng quê mà vào rừng

“Tôi là một ông vua bị đày, nhưng lại đày trong nước mình. Tôi đi vào rừng. Tôi “đi khu” theo cách của tôi. (Lời Bảo Đại).

“Tôi là một ông vua bị đày, nhưng lại đày trong nước mình. Tôi đi vào rừng. Tôi “đi khu” theo cách của tôi. (Lời Bảo Đại).

           Fédéric Mittérand.- Đó là điều Ngài xem như là một thái độ chính trị thực tế ?

          Bảo Đại- Tôi là một ông vua bị đày, nhưng lại đày trong nước mình. Vì vậy tôi tự tách mình phần nào ra khỏi đời sống chính trị, bởi vì tôi không có việc gì để làm cả. Tôi đi chơi trong nước để biết đất nước. Tôi đi vào rừng. Tôi đã  « đi khu » theo cách của tôi.

           Fédéric Mittérand.- Ngài sống cạnh thiên nhiên. Ngài đã dành cho loài voi một vị trí tốt đẹp. Voi là bạn của Ngài?

          Bảo Đại- Không những chúng tôi thích voi, mà chúng tôi còn nhờ đến voi nhiều lắm. Vua Gia Long thống nhất được nước nhà, đó là nhờ voi. Thời ấy voi là xe tăng. Ông hãy nhớ lại chuyện của Alexandre le Grand.

           Fédéric Mittérand.- Như vậy, Ngài rất thường ở trong tình trạng  hầu như là ẩn mình?

          Bảo Đại- Tôi chờ thời. Tôi có linh tính rằng có điều gì đó sẽ xảy ra.

          Fédéric Mittérand.- Nhưng luôn luôn với nguyên tắc phải tồn tại ?

          Bảo Đại- Đúng vậy.

           Fédéric Mittérand.- Quan hệ của Ngài đối với các nước Đông Dương, tức là Lào và Cao Mên ?

          Bảo Đại- Tôi không có nhiều quan hệ. Lần đầu tiên tôi gặp vua Cămpuchia tức là lúc vua Sihanouk lên ngôi, năm 1942. Tôi được dự lễ hội ở Nam Vang. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Cămpuchia. Với nước Lào, chúng tôi rất ít tiếp xúc. Ba nước hoàn toàn khác nhau, là ba nước bảo hộ không có lý do gì để chúng tôi tiếp xúc với họ. Nếu tôi có tiếp xúc, thì phải qua trung gian nước Pháp.

          Fédéric Mittérand.- Đâu cũng có người Pháp. Vậy người Pháp có canh chừng Ngài không?

          Bảo Đại- Ông hiểu canh chừng là như thế nào?

          Fédéric Mittérand.- Do thám Ngài...

          Bảo Đại- Không, tôi không có gì phải giấu giếm cả.

           Fédéric Mittérand.- Vậy người Pháp có khuynh hướng đưa đẩy Ngài càng ngày càng biệt lập không?

          Bảo Đại- Không có,

          Fédéric Mittérand.- Và quan hệ giữa đôi bên vẫn luôn luôn khá nhã nhặn?

          Bảo Đại- Quan hệ đôi bên  luôn luôn rất đứng đắn và nhã nhặn.

           Fédéric Mittérand.- Dẫu sao Ngài cũng có những cử chỉ cho thấy Ngài thiết tha với sự canh tân. Ngài muốn đánh dấu cá tính của Ngài. Một trong những cử chỉ đó đã làm xúc động mọi người, đó là cuộc hôn nhân của Ngài. Ngài có một cuộc hôn nhân tình ái, là một việc không thông thường. Ngài cưới một cô gái của một gia đình Thiên Chúa giáo.

           Bảo Đại- Cũng ở đây, tôi muốn canh tân đời sống trong cung. Tôi dẹp bỏ hậu cung. Tôi muốn có một bà vợ duy nhất đứng bên cạnh tôi để tiếp kiến, như các ông vua hiện đại. Tôi đã cưới một người Thiên Chúa giáo Nam Kỳ. Bởi vì chúng ta có đề cập đến việc thờ phụng tổ tiên, nên khi tôi cưới một người Thiên Chúa giáo, tôi muốn rằng các con tôi, nếu một ngày nào đó chúng muốn theo Thiên chúa giáo, chúng vẫn có thể thờ phụng tổ tiên.

           Fédéric Mittérand.- Ngài nói rằng “Các con tôi, chúng muốn theo Thiên Chúa  giáo”. Như vậy có nghĩa là Ngài không có ý định ép buộc nó trong việc theo một tôn giáo nào? 

          Bảo Đại- Hoàn toàn không ép buộc. Không một lý do nào để ép buộc chúng, với điều kiện chúng muốn tiếp tục thờ phụng tổ tiên. Bởi vậy cho nên tôi đã viết thư cho đức Giáo Hoàng thời đó là Pie XI để xin chấp thuận cho thờ phụng tổ tiên trong Thiên Chúa giáo. Đó là bước đầu tôi đã đi. Rồi đức Giáo Hoàng Pie XI đã chấp thuận việc thờ phụng tổ tiên. Sau đó đức Giáo Hoàng Paul VI đã ký chấp thuận vĩnh viễn việc thờ phụng tổ tiên trong Thiên Chúa giáo.

 

CÒN NỮA...

Bình luận


Chưa có bình luận!


Bài viết trước đó
Bài viết kế tiếp

Trở lại đầu trang