NHỜ THÔNG TIN TỪ THỜI CHÚA NGUYỄN PHÚC CHU TÌM ĐƯỢC NƠI TỌA LẠC PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN

Hôm nay (21/5/2022) Nguyễn Phúc tộc tổ chức húy kỵ lần thứ 297 chúa Nguyễn Phúc Chu, tôi nhớ lại chuyện Nhờ thông tin dưới thời Nguyễn Phúc Chu tôi đã xác định được nơi tọa lạc của Phủ Dương Xuân tưởng đã mất tích từ mấy thế kỷ.

*

*     *

          Thời các chúa Nguyễn, Thủ phủ của xứ Đàng Trong dựng trên bờ bắc sông Hương. Nhiều năm Thủ phủ bị nhấn chìm trong lũ lụt, đe dọa đến mạng sống của nhiều người. Để tránh lũ lụt các chúa cho lập một cái phủ trên gò Dương Xuân bên bờ nam sông Hương. Những tháng cuối năm các chúa và Hoàng gia sống và làm việc ở Phủ Dương Xuân. Trên bờ Nam sông Hương không những có Phủ Dương Xuân mà còn có nhiều cơ sở khác của các chúa nữa. Thời quân Trịnh chiếm Phú Xuân (1774-1786), Lê Quý Đôn viết Phủ Biên Tạp Lục cho biết :

Ở về mạn thượng lưu bờ nam-ngạn, có phủ Dương Xuân, phủ Cam. Đi lên phía trên nữa, có phủ Tập Tượng là nơi dành để luyện tập voi. Người ta lại còn xây dựng điện Trường Lạc, hiên Duyệt Võ, đâu đâu cũng đều là nhà lớn nguy nga, đài cao rực rỡ”.(1)

 (1) Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục,  Bản gốc chữ Hán tr.73a, bản dịch của Lê Xuân Giáo, Phủ QVK, SG-1972, tr. 191

      Lê Quý Đôn báo cho biết “thượng lưu bờ nam” có Phủ Dương Xuân nhưng chưa cho biết cụ thể Phủ tọa lạc cụ thể ở đâu. May sao, gần 80 năm trước (1695), chúa Nguyễn Phúc Chu mời Hòa thượng Thích Đại Sán từ Quảng Đông/Trung Quốc sang Thuận Hóa hoằng dương Phật giáo, Hòa thượng có dịp đến Phủ Dương Xuân. Hòa thượng đã ghi lại cảm nhận đầu tiên của mình như sau:

“Sắp đến vương phủ, mênh mông không có thành quách, chung quanh trồng tre gai làm rào; trong tre cất một hàng trại lợp bằng cỏ tranh; mỗi trại đều có đặt súng đồng, nặng từ vài trăm cân đến vài nghìn cân, đúc rất tinh xảo, khảm châu sa phỉ thuỷ, văn vẻ sáng ngời; nhờ công chùi đánh lâu năm mới được như thế; nếu đem số đồng này đúc lư, đúc bình, làm đồ gia dụng, quý giá chẳng biết bao nhiêu mà kể. Sau trại súng lại có hàng rào tre gai, phía trong có vòng tường thấp, rộng chừng một, hai dặm, vương phủ ở trong ấy”.(2).  

(2) Thích Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, bản dịch của Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, Viện Đại học Huế xb 1963, tr.34.

Hơn nửa thế kỷ sau, vào năm 1749, Pierre Poivre – nhà buôn Pháp đầu tiên đến Phú Xuân.  

Pierre Poivre

Pierre Poivre

Trong bút ký Voyage (Du hành), Pierre Poivre cho biết:

“Ce palais d’hiver est construit sur le modèle du grand”...)

(Cung điện Mùa Đông (tức Phủ Dương Xuân) được xây dựng cũng theo qui cách của điện chính).

Cung điện chính lúc ấy là Đô thành Phú Xuân.

Qui mô và vị trí Phủ Dương Xuân so với Cung điện chính ở Phú Xuân Pierre Poivre là:

“Le second palais, qui est plus petit, est bâti sur une élévation un peu éloignée de la rivière et n’a qu’une aile qui regarde du côté de l’eau. Le Roy y pense l’hiver ou la saison des pluies qui dure quatre mois”

(Cung điện thứ hai nhỏ hơn, được xây dựng trên cái gò (élévation) hơi xa sông một chút và chỉ có một cánh nhìn ra phía sông. Chúa thường ngự ở đó vào mùa đông hay mùa mưa kéo dài đến bốn tháng) (3).

(3) L.Cadière, Les Quartier des Arènes, II- Souvenirs des Nguyễn, BAVH, năm thứ 12, số 3, Juillet-Septembre 1925, chú thích (1) cuối tr.136.

Pierre Poivre kể lại nơi ông được Chúa Nguyễn Phúc Khoát tiếp như sau :  

L.Cadière, Les Quartier des Arènes, II- Souvenirs des Nguyễn, BAVH, năm thứ 12, số 3, Juillet-Septembre 1925, chú thích (1) cuối tr.138.

L.Cadière, Les Quartier des Arènes, II- Souvenirs des Nguyễn, BAVH, năm thứ 12, số 3, Juillet-Septembre 1925, chú thích (1) cuối tr.138.

Ngài bước xuống một căn phòng nhỏ dùng để tiếp tân ở ngay cửa Phủ (Chứng tỏ chỗ ông ở trên cao, cửa Phủ dưới thấp - NĐX). Ông cầm tay tôi (Poivre) và dẫn tôi đến một mô đất nằm ngoài cùng của Phủ, đối diện với một cái ao... Trong lúc tôi đang ngồi trên mô đất... thì ở phía bờ ao bên kia, một đám dân nghèo đáng thương đang rạp người cúi lạy Ngài, rồi ráng sức gào lên: bất công! bất công!)(4)                           

(4) L.Cadière, Les Quartier des Arènes, II- Souvenirs des Nguyễn, BAVH, năm thứ 12, số 3, Juillet-Septembre 1925, chú thích (1) cuối tr.138.

Sau thời gian Pierre Poivre rời Thuận Hóa không lâu, một người Anh là James Bean đến Huế và được chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát tiếp trong Phủ Dương Xuân. James Bean cũng ghi lại kỷ niệm quý này trong “Nhật kí du hành gặp vua xứ Đàng Trong” (Journey to meet the King of Cochinchina):

“Vị giáo sĩ trình với chúa rằng chúng tôi cũng có chơi được những nhạc cụ mà từ lâu, chúa rất muốn thưởng thức và đã nhắn chúng tôi đến. Chúa sai người đem trà và cùng chúng tôi nhấm nháp. Dường như chúa rất thật lòng. Chúng tôi xin phép được quan chiêm cung điện của chúa. Ngài trả lời rằng đây không phải là cung điện nguy nga mà chỉ là “phủ mùa đông”; “ở đây cũng có cung phi mỹ nữ”. (5)

(5) James Bean Nhật kí du hành gặp vua xứ Đàng Trong, do Nguyễn Sinh Duy dịch, trích “Quảng Nam và những vấn đề sử học”, NXB Văn hóa Thông tin, năm 2005. Tr.155 – 157

Phủ Dương Xuân qua thông tin tư liệu của người Đàng Ngoài (Lê Quý Đôn), người Trung Quốc (Thích Đại Sán), người Pháp (P.Poivre) và người Anh (James Bean) các thông tin của Xứ Đàng Trong/Thuận Hóa Phú Xuân ở đâu. Tra cứu trong sử sách Nhà Nguyễn không thấy có mục từ nào mang tên Phủ Dương Xuân cả. May sao trong mục từ 敭春岡 (Gò Dương Xuân) trong Thừa Thiên Phủ tập thượng sách Đại Nam Nhất Thông Chí in thời Duy Tân có đề cập đến Phủ Dương Xuân như sau :    

GÒ DƯƠNG-XUÂN. Ở phía tây bắc huyện 15 dặm; thế gò bằng thẳng rộng rãi, chỗ cao chỗ thấp, la liệt dài dặc độ vài dặm; phía nam gò có đàn Nam-Giao, phía tây có nhiều danh-lam-cổ-sát, cũng xưng là nơi giai thắng. Cẩn Án: Lúc đầu bản triều khai-quốc có dựng phủ ở gò Dương-Xuân này. Đời vua Hiển-Tôn năm Canh-Thìn thứ 9 (1700) trùng tu, cơ Tả-Thủy, đào đất 1 cái ấn đồng có khắc chữ: “Trấn-Lỗ Tướng-Quân chi ấn” là ấn của Trấn Lỗ Tướng-Quân, nhân đó đặt tên phủ là Ấn-phủ. Từ sau khi bị binh loạn đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào”.    

 

Dương Xuân Cương, Đại Nam Nhất Thống Chí, Thừa Thiên Phủ t.Thượng, soạn đời Tự Đức, thời Duy Tân chỉnh lý bản thảo và xuất bản.

Dương Xuân Cương, Đại Nam Nhất Thống Chí, Thừa Thiên Phủ t.Thượng, soạn đời Tự Đức, thời Duy Tân chỉnh lý bản thảo và xuất bản.

Mục từ này cung cấp 3 thông tin quan trọng:

- Phủ Dương Xuân tọa lạc trên gò Dương Xuân; - Phía nam gò có đàn Nam Giao – “Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào”

- Bình luận: Có thể tìm gò Dương Xuân trên thực địa ấp Bình An P. Trường An một cách dễ dàng. Phủ tọa lạc trên gò Dương Xuân nên đàn Nam Giao ở phía nam Phủ. Như vậy gò Dương Xuân còn đó, đàn Nam Giao còn đó, có gì khó khăn đến nỗi chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào là sao ?

  Đi tìm nơi tọa lạc của Phủ Dương Xuân cũ trên gò Dương Xuân.

Bản đồ gò Dương Xuân :

 

Bản đồ gò Dương Xuân

Bản đồ gò Dương Xuân

Theo ghi chú trên bản đồ gò Dương Xuân khảo sát thực địa thấy đỉnh gò là nơi tọa lạc chùa Vạn Phước 24/120 Điện Biên Phủ, ấp Bình An, P. Trường An, TP Huế ngày nay. Dưới chân gò có hồ sen (1992, trồng rau muống) nằm cạnh Suối Tiên chảy từ trái sang phải.

Hồ sen (1992, trồng rau muống) nằm cạnh Suối Tiên dười chân gò Dương Xuân. Anh Thanh Tùng.

Hồ sen (1992, trồng rau muống) nằm cạnh Suối Tiên dười chân gò Dương Xuân. Anh Thanh Tùng.

Bên bờ nam Suối Tiên và hồ sen là khu vực dân chúng và chùa Diệu Đức. Địa thế này khớp với thông tin P.Poivre viết khi ông được chúa Nguyễn Phúc Khoát tiếp năm 1749. “Trong lúc tôi đang ngồi trên mô đất... thì ở phía bờ ao bên kia, một đám dân nghèo đáng thương đang rạp người cúi lạy Ngài, rồi ráng sức gào lên: bất công! bất công!”.

Qua thông tin trong sử sách Đông Tây và thực địa ta có thể khẳng định Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn tọa lạc tại địa điểm chùa Vạn Phước 24/120 Điện Biên Phủ ngày nay.

Xác định vị trí tọa lạc phủ Dương Xuân tạo chùa Vạn Phước trên gò Dương Xuân không khó.Nhưng tạo sao bộ địa lý lịch sử Đại Nam Nhất Thống chí lại viết  (自經兵亂今失其處 Tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ) “Từ sau khi bị binh loạn đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào” là sao?

Binh loạn(兵亂)có nghĩa là binh lính nổi loạn.Phủ Dương Xuân mất tich vì binh lính nổi loạn. Binh lính nào nổi loạn? Binh lính nổi loạn khi nào? Binh lính nổi loạn thì có thể có nhiều người bị giết, nhà cửa cung điện bằng gỗ, bằng tranh tre có thể bị đốt cháy thành tro bụi chứ nền móng phủ Dương Xuân bằng đá, địa điểm tọa lạc Phủ là một khu đất làm sao mất được?

Thật khó hiểu. Muốn hiểu được lý do vì sao địa điểm tọa lạc phủ Dương Xuân mất tích phải tìm hiểu sự kiện “Binh loạn” được ghi trong Đại Nam Nhất Thống Chí.

Tìm trong sử sách nhà Nguyễn không thấy giải thích sự kiện “binh loạn”. Sau nhiều năm tìm kiếm tôi đã “gặp” được danh sĩ Nguyễn [Văn] Siêu - một người bạn thân của Tùng Thiện Vương, tác giả tập Phương Đình Dư Địa Chí, còn gọi là Đại Nam Phương Dư Chính Biên, cho biết “binh loạn” là “biến loạn” năm Bính Ngọ (1786), tức lúc Nguyễn Huệ từ Qui Nhơn đem quân Tây Sơn ra giải phóng Phú Xuân trong tay ba vạn quân Trịnh.

Sách Phương Đình Dư Địa Chí của Nguyên [Văn] Siêu do Tự Do ở Sài Gòn xuất bản trước năm 1975,

Sách Phương Đình Dư Địa Chí của Nguyên [Văn] Siêu do Tự Do ở Sài Gòn xuất bản trước năm 1975,

nội dung trích dẫn này cũng có thể gặp lại Phương Đình Dư Địa Chí do Nxb Văn Hóa Thông Tin, HN 2—1. tại tr.201-202.

nội dung trích dẫn này cũng có thể gặp lại Phương Đình Dư Địa Chí do Nxb Văn Hóa Thông Tin, HN 2—1. tại tr.201-202.

 “Biến loạn năm Bính Ngọ, Tây Sơn chiếm giữ (năm Giáp Ngọ quân Trịnh xâm lấn xe Thừa Dư ngự về phía nam đến năm Bính Ngọ, Tây Sơn Nguyễn Huệ lại chiếm giữ ”

Phủ Dương Xuân mất tích từ sau cuộc “binh loạn” của Tây Sơn năm Bính Ngọ (1786).

Gò Dương Xuân có phủ Dương Xuân với mỹ danh là “Long Sơn” đã bị Tây Sơn chiếm giữ - từ đó dưới mắt nhà Nguyễn gò Dương Xuân trở thành “loạn sơn”. Sau khi lấy lại được cố kinh, lập nên triều Nguyễn, đất nước thái bình, “loạn sơn” đã được đổi thành “Bình An”

Vì địa bạ ấp Bình An thất lạc nên không xác định được địa danh Bình An được ra đời vào tháng năm nào. Tuy nhiên, qua lịch sử của chùa Tuệ Lâm ta có thể biết được dưới thời vua Minh Mạng đã có tên ấp Bình An rồi

Việc đổi địa danh liên quan đến thời Tây Sơn qua thời Nguyễn thường có một chữ Bình hay một chữ An. Ví dụ, thành Quy Nhơn nhà Nguyễn đổi lại thành Bình Định, ấp Tây Sơn đổi thành ấp An Tây. Gò Dương Xuân/Long Sơn đổi thành gò ấp Bình An cũng nằm trong cách thức đổi địa danh ấy của nhà Nguyễn. Nguyên một việc đặt tên ấp Bình An cũng đã biểu hiện có sự liên quan giữa Phủ Dương Xuân gò Dương Xuân/Long Sơn với phong trào Tây Sơn.

Nơi tọa lạc của phủ Dương Xuân xưa là khu vực chùa Vạn Phước 20/120 Điện Biên Phủ ấp Bình An P. Trường An ngày nay. Còn việc phủ Dương Xuân liên hệ đến lực lượng “loạn” như thế nào phải có một công trình nghiên cứu mới giải đáp được.

                                                                                         Huế, Mùa Phật Đản 2566.

Nguyễn Đắc Xuân

 

Bình luận


Chưa có bình luận!


Bài viết trước đó
Bài viết kế tiếp

Trở lại đầu trang