Đây là bài phản biện của Nguyễn Đắc Xuân về tham luận về Cuộc đời của Linh mục Léopold Cadière do Linh mục Gérard Moussay ở Pháp viết.
Kính thưa Đoàn Chủ tịch Hội thảo,
Kính thưa quý đại biểu, quý nhà khoa học,
Chính lúc nầy đây, sáng ngày 7-9-2010, tại TP Đồng Hới đang diễn ra Hội thảo Khoa học về Hoàng Kê Viêm, tôi có một tham luận cho hội thảo ấy. Nhưng vì Ban tổ chức Hội thảo KH “Thân thế và sự nghiệp Léopold Cadière” mời tôi tham dự hội thảo tại Huế và làm phản biện cho một tham luận về Cuộc đời của Linh mục Léopold Cadière do Linh mục Gérard Moussay ở Pháp viết, tôi đã phải xin phép vắng mặt sáng nay ở Đồng Hới. Tôi rất tâm đắc với tham luận của tôi về Hoàng Kế Viêm, nhưng tôi phải xin vắng mặt và nhờ một nhà nghiên cứu khác đọc hộ. Tôi phải tham dự Hội thảo về Léopold Cadière tại Huế nầy vì lý do:
1. Từ năm 1988, tôi đã cộng tác với cụ Kỹ sư Nguyễn Hữu Đính - Chủ tịch MTTQVN TP Huế dự định tổ chức một hội thảo khoa học về Lm Léopold Cadière và tập san Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH), nhưng vì lực bất tòng tâm và hoàn cảnh chưa thuận lợi nên không thành. Sau đó tôi chỉ viết một số bài về Léopold Cadière trên sách báo của tôi[1] mà thôi. Nay HĐGMVN và Tổng GM Giáo phận Huế tổ chức “Thân thế và sự nghiệp Léopol Cadière” ngay tại Huế tôi phải có mặt để tỏ lòng biết ơn người thầy Huế học đã để lại cho thế hệ chúng tôi một kho tàng tư liệu Huế to lớn giúp cho chúng tôi thấu hiểu được chiều sâu của Cố đô Huế mà không một nơi nào trên đất nước VN nầy có thể so sánh được;
2. Là, từ trước đên nay khi cần tham khảo tài liệu cho một chuyên đề gì về lịch sử văn hóa Huế tôi nhờ đến tư liệu của Thầy Cadière và BAVH, chứ thực tình tôi chưa hiểu gì nhiều về cuộc đời và sự nghiệp của người Thầy mà tôi rất tôn kính. Tham dự hội thảo nầy là một dịp để tôi được học thêm. Hơn nữa, tôi rất hân hạnh được Ban tổ chức Hội thảo phân công phản biện tham luận Cuộc đời của Linh mục Léopold Cadière do Linh mục Gérard Moussay ở Pháp viết. Linh mục Moussay là Tiến sĩ lịch sử và văn minh - một chuyên gia lưu trữ của Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris (Archiviste de la Société des Missions Etrangères de Paris). Được nghiên cứu trước tham luận của Linh mục Moussay, tôi nghĩ sẽ được biết thêm nhiều thông tin mà tôi không thể tìm được trong các thư khố ở Việt Nam.
Kính thưa Chủ tịch đoàn hội thảo,
Xin cám ơn Chủ tịch đoàn đã không rung chuông cắt lời mở đầu dài dòng của tôi. Để khỏi mất thì giờ quý báu của Hội thảo tôi xin trình bày nội dung phần biện của tôi sau đây:
Tôi đã đọc kỹ bài dịch tiếng Việt “Cuộc đời của Lm Léopold Cadière” và kiểm tra lại bằng bản gốc tiếng Pháp “ Vie du P. Léopold Cadière” do Lm Phạm Xuân Thanh chuyển cho tôi cách đây bốn hôm.
Tác giả Moussay đã giới thiệu khái quát về cuộc đời linh mục Léopold Cadière gồm có 23 năm (1869-1892) học văn hóa, học đạo và đi tu ở quê nhà Pháp quốc, và 63 năm làm cha xứ, nghiên cứu khoa học nhân văn để lại một di sản văn hóa lịch sử to lớn cho Huế Bình Trị Thiên - Việt Nam ngày nay. Riêng về bộ BAVH do Léopold Cadière làm chủ biên, đã đề cập đến nhiều mặt như:
a) Lịch sử: kể chuyện về những chuyến đi, những nghi lễ của triều đình, tiểu sử các nhân vật, bản đồ khảo sát những nơi danh tiếng …..
b) Địa lý: chuyên khảo về Quảng Ngãi, các động ở Hang Túi, những núi đá cẩm thạch…….
c) Dân tộc học: các lễ hội của ngày Tết, gia đình Việt nam về phương diện tôn giáo, tục nhuộm răng, viết về những tổ chim én……
d) Mỹ thuật: những suy nghĩ về một món đồ cổ (1934), 3 dáng vẻ của những con rồng trong nghệ thuật Việt Nam (1941), nghiên cứu về những lăng tẩm ở Huế, những chiếc gương bằng đồng (1933), tượng các quan đại thần (1926).
e) Những nghiên cứu về văn học: Truyện Hoa Tiên (1938), ngôn ngữ Chàm (1934).
f) Những nghiên cứu về tôn giáo: những nơi thờ tự, chùa chiền quanh vùng Huế, những lễ nghi, những ác thần ở Bình Thuận, bắt đầu đời tu hành của các vị sư v… v
Mọi khía cạnh về đạo của một linh mục và về đời của một nhà Việt Nam học đều được tác giả nêu rõ. Một linh mục viết tiểu sử một linh mục như thế là đầy đủ. Có một vài chi tiết nhỏ chưa chính xác không đáng kể và tôi sẽ hiệu đính ở phần sau. So với tiểu sử Léopold Cadière do Giáo sư Bùi Quang Tung viết và in trong BEFEO XLIX p. 42, trước đây [La vie du R.P. Léopold Cadière des Missions Ẻtrangẻres de Paris] thì tham luận nầy dễ đọc và dễ nhớ hơn. Muốn tìm hiểu về Léopold Cadière được tiếp cận tham luận nầy là rất may mắn. Và, sự may mắn đó đã đến với tôi hôm nay.
Cũng có thể nói hơn thế nữa. Ngoài bài tham luận, Moussay đã cung cấp cho Hội thảo một danh mục ấn phẩm chính của Léopold Cadière rất phong phú. Nếu không phải là một nhà lưu trữ (archiviste) ở MEP thì khó có người lập được một danh mục như thế. Ngoài các danh mục chúng tôi đã có từ lâu như Bulletin des Amis du Vieux Hué - Hanoi (BAVH), Collection du Vieux Hué - Hanoi (CVH) (1 mục), Revue Indochinoise (RI) (7 mục), Moussay đã bổ sung cho một danh sách rất mới. Đối với tôi một người đam mê tư liệu học thế mà chưa bao giờ được nhìn thấy:
11 mục trong Annales des Missions Etrangères (1898-1943) - Paris (AME)
03 mục trong Anthropos - St Gabriel Mödling (Autriche)
06 mục trong L’Avenir du Tonkin - Hanoi (AT)
02 mục trong Bulletin de la Commission archéologique de l’Indochine - Paris (BCAI)
02 mục trong Bulletin économique de l’Indochine - Hanoi (BEI),
04 mục trong Bulletin des Missions Etrangères - Hongkong (BME)
01 mục trong Bulletin de la Mission de Quinhon
01 trong Mission de Quinhon, 1911 p. 1-163.
03 mục trong Extrême-Asie - Hanoi (EA)
19 ghi chú quan trong trong Imprimerie Nationale - Saïgon (IN)
04 mục trong Indochine - Taupin, Hanoi (INDO), Trong ấn phẩm nầy đặc biệt đăng liên tiếp nhiều kỳ hồi ký Souvenirs d’un vieil annamitisant của Léopold Cadière .
04 mục trong Missions Catholiques (MC) - Lyon
Tất cả có được 60 (sáu mươi) mục mới. Nếu có người nào đó làm luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ về Léopold Cadière, đọc được thư mục nầy có thể xem như đã đi được 1/3 con đường dẫn đến thành công.
Nếu làm nhiệm vụ phản biện đơn thuần, tôi chỉ có chừng ấy ý kiến. Và chấm dứt ở đây. Tuy nhiên, tôi nghĩ bài tham luận của Moussay sẽ in ấn để phổ biến và lưu giữ ở Việt Nam, ở Huế cho đời nầy và nhiều đời sau. Nó không những được nhà thờ, tu viện đọc, nghiên cứu mà còn phục vụ cho giới nghiên cứu khoa học lịch sử văn hóa trong đời thường. Vì thế, nếu bài tham luận được bổ sung đầy đủ hơn, cập nhật với đời sống nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam hiện nay hơn, giá trị của tham luận sẽ được nhân lên nhiều lần. Với tâm thức đó, tôi đã cố gắng tiếp tay với tác giả Moussay bằng cách cùng với quý đại biểu và các nhà khoa học vừa đọc lại bài tham luân, thấy chỗ nào chưa rõ thì dừng lại bình luận làm cho rõ hơn thế thôi.
Huế, sáng ngày 7/9/2010
Nguồn: Phần tham luận trên đây đã được đăng trong Kỷ yếu “ Thân thế và sự nghiệp của Léopold-Michel Cadière (1869-1955)” do Nxb Tri Thức ấn hành, HN 2011, tr.101-105
CUỘC ĐỜI CỦA LM. LÉOPOLD CADIÈRE
Tham luận của Linh mục Gérard Moussay,
Phản biện của Nguyễn Đắc Xuân
Léopold Cadière sinh ngày 14 tháng 02 năm 1869 tại Giáo xứ Pinchinats, gần d’Aix-en-Provence (Hạt Bouches-du-Rhône), trong một gia đình nông dân bình thường. Học sinh trường Trung học Aix, cậu là đồng môn của Charles Maurras và Maurice Blondel, theo nhận xét của các cựu giáo viên của trường, cậu là một học sinh thông minh và chăm chỉ. Trong các loại sách cậu thích đọc ngoài các truyện về du lịch và thám hiểm, cậu đặc biệt chú ý đến các tập san về truyền giáo, cụ thể như tập san định kỳ của Thánh Bộ Truyền Giáo và tập san về các trẻ mồ côi. Tốt nghiệp trung học, anh Cadière gia nhập chủng viện Xuân Bích ở Aix, ở đó, cậu học tập nghiêm túc và căn bản. Sau này, cha Cadière đã viết trong “Hồi ký của một cụ già được Việt Nam hoá” (Souvenirs d’un vieil annamitsant, viết tại Đông Dương ngày 13 tháng 7 năm 1944):
“Khi tôi còn là một chủng sinh trẻ cũng là thời mà các linh mục Xuân Bích danh tiếng, các linh mục Biển Đức lỗi lạc cho phổ biến những nghiên cứu của họ về Kinh Thánh, về nguồn gốc Đạo Thiên Chúa. Dưới sự hướng dẫn của các giáo sư thông thái, tôi đọc ngấu nghiến những tác phẩm này. Và tôi cũng có ý muốn giống như họ, một ngày nào đó”.
Sức hấp dẫn của công cuộc truyền giáo đã đưa thầy Cadière tới Hội Thừa Sai Paris ngày 6/6/1890, thầy gia nhập chủng viện của Hội ở Phố du Bac, được thụ phong linh mục ngày 24/9/1892 và gia nhập cánh đồng truyền giáo ở Việt Nam ngày 26/10/1892. So với các bạn đồng trang lứa, cha Cadière không có vẻ gì khác lạ ngoài vóc dáng mảnh khảnh khiến cho một vị bề trên lo ngại: “Chắc cha không trụ nổi quá 5 năm ở xứ truyền giáo.”. Cha Cadière vẫn giữ giọng nói vùng quê của cha, điều mà chính cha đã nhận xét là “Có thể hội nhập không khó khăn lắm với cách phát âm tiếng Việt”.
Khi cha Léopold Cadière đến Huế, ngài đã tìm thấy ngay vị hướng dẫn đầu tiên nơi vị Giám Mục sở tại, Đức Cha Caspar. Ngài đã viết trong Hồi ký:
NĐX Bình luận: Người dịch nên thống nhất danh xưng ngôi thứ ba về Léopold Cadière: Chỉ một đoạn dịch với 359 từ, mà Léopold Cadière đã có 6 lần được viết là cậu, 1 lần viết anh, 2 lần viết là cha , 1 lần viết là thầy, và 1 lần viết là ngài. Với vai trò linh mục phải chăng chỉ nên viết cha hoặc Linh mục Léopol Cadière, với vai trò là nhà Việt Nam học chỉ nên viết tên Léopold Cadière hoặc thêm một từ ông nữa thôi là đủ. Nên như thế chăng?
“Tôi mang ơn Đức Cha nhiều lắm. Chính ngài đã dẫn dắt tôi những bước đầu tiên trong việc học tiếng Việt, lịch sử Việt Nam và về Phụng vụ. Ngài đã khuyến khích tôi và đã hướng dẫn tôi ngài không những hiểu biết sâu rộng về tiếng Việt và chữ Hán, ngài còn dành nhiều công sức trong việc học Lich sử Việt nam”. …… “đây quả thực là một bộ óc ham học và thành thạo nhiều lãnh vực. Ngài tỏ ra thích thú mọi vấn đề và ngài muốn rằng các cha Thừa sai cũng làm như ngài. Ngoài những môn khoa học tự nhiên mà ngài thông thạo, ngài còn hiểu biết nhiều về những tập tục, tín ngưỡng và những thực hành tín ngưỡng của người Việt Nam mà ngài hiểu biết một cách chính xác và có hệ thống”.
Khi đến Đà Nẵng vào năm 1982, cha Léopold Cadière đã dành nhiều can đảm và kiên nhẫn cho việc học tiếng Việt.
NĐX Bình luận: Léopold Cadière đi VN vào ngày: 26-10-1892
Đến Đà Nẵng: 3-12-1892. Bị thời tiết xấu phải ở lại Đà Nẵng, đến ngày 22-12-1892 ra Huế. Chỉ ở Đà Năng 19 ngày mà đã bắt đầu học tiếng Việt ngay thì đúng hơn.
Sau này, ngài kể lại trong “Hồi ký………” những bước khởi đầu của ngài trong việc học tiếng Việt: “để học một ngôn ngữ, không phải chỉ là vấn đề của thanh quản và lỗ tai, không phải chỉ là vấn đề của trí nhớ, nhưng còn là và nhất là vấn đề của cái đầu, trong trường hợp hai ngôn ngữ rất khác nhau như tiếng Pháp và tiếng Việt nam. Không phải chỉ là nói được như người Việt nam nhưng còn là suy nghĩ như họ”.
Sau một thời gian học tiếng Huế, cha Cadière nhận được “bài sai” về dạy học tại Tiểu Chủng Viện An Ninh rồi Đại Chủng Viện Huế.
NĐX Bình luận: Nên viết rõ hơn: Từ 1-1893, được bổ nhiệm dạy tu từ học, triết học tại Tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng, Quảng Trị);
Ngày 4-10-1894 được rút về Huế dạy Thần học tín lý ở Đại chủng viện vừa xây dựng xong trên nền cũ Phủ An Thạnh Trưởng Công chúa ở Phú Xuân (Kim Long ngày nay, cũng là nơi an nghĩ cuối cùng của Léopold Cadière vào năm 1955 mà ngày mai chúng ta sẽ dự một lễ tưởng niệm Léopold Cadière ở đó).
Dạy học ở Kim Long - gần môi trường đầy ắp di tích lịch sử Huế và vùng phụ cận đã hấp dẫn tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu của Léopold Cadière vô cùng.
Năm 1896, ngài được đổi về Vĩnh Lộc thuộc Tỉnh Quảng Bình rồi nhận chức chính xứ Cù Lạc, ngài vừa thi hành chức vụ linh mục một cách hoàn hảo, đồng thời kiện toàn việc học tiếng Việt, ngài cũng bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên về lịch sử và những phong tục địa phương.
NĐX Bình luận: Tham luận bỏ sót sự kiện có ý nghĩa trong đời làm cha xứ cũng như cuộc đời nghiên cứu khoa học của Léopold Cadière: Từ tháng 10-1895 đến tháng 10-1896, Léopold Cadière được bổ nhiệm cha sở Giáo xứ Tam Tòa bên bờ sông Nhật Lệ cách Lũy Thầy không xa - nơi có tấm bia lớn đề cập đến chiến tranh thời Trịnh Nguyễn. Có thể xem tấm bia nầy là hiện vật lịch sử đầu tiên đã cuốn hút tinh thần nghiên cứu Léopold Cadière. Tấm bia đó đã là cơ sở đầu tiên cho công trình lịch sử nổi tiếng đầu tiên của ông sau nầy có tên Le Mur de Đồng Hới: Étude sur l’établissement des Nguyễn en Cochinchine “Lũy Đồng Hới nghiên cứu về sự thành lập Nhà Nguyễn ở xứ Đàng Trong”, BEFFEO VI (1906), Nos 1-2, pp 87-254 và nhiều bài khác có liên quan đến Lũy Thầy.
Cũng nên chú thich thêm một chút về địa danh Cù Lạc: Cù Lạc còn gọi là Câu Lạc, thuộc Tổng Cao Lao, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), nằm bên hữu ngạ Nguồn Sơn, năm 1902, Giáo phận Huế chia Cù Lạc ra hai xứ: Cù Lạc và Bố Khê. Bố Khê là một xứ Đạo tân tòng rất nghèo, Léopold Cadière nhận lãnh giáo xứ Bố Khê rất nghèo đó. Nhờ thời gian ở đây mà Léopold Cadière đã có bài nghiên cứu “Croyances et diction populaires de la vallée du Nguồn Sơn (Tín ngưỡng và ngạn ngữ ở thung lũng Nguồn Sơn) BEFEO I (1901), No 2; Costumes populaires de la Vallée du Nguồn Sơn (Tập quán bình dân ở thung lũng Nguồn Sơn, BEFEO, II (1902). No 4 và nhiều bài khác về Nguồn Sơn nữa.
Chính tại Cù Lạc mà ngài đã gặp Louis Finot và Thiếu tá Lunet de Lajonqui ère đang trên đường công tác cho Trường Viễn Đông Bác Cổ vừa mới được thành lập. Họ kết thân với nhau. “Louis Finot thường hay nói rằng cuộc khám phá ngoạn mục nhất trong chuyến công tác đầu tiên của ông ở Đông Dương chính là cha Cadière (L. Malleret). Léopold Cadière cộng tác với công việc của Trường Viễn Đông Bác Cổ ngay từ khi trường mới được thành lập, tham dự hội nghị đầu tiên về những nghiên cứu Viễn Đông do nhà trường tổ chức ở Hà Nội năm 1902. Trong tập san của Trường (BEFEO), ngài đã mô tả rất chính xác những phương ngữ của các Tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên, dưới nhan đề “Ngữ âm tiếng Việt: thổ ngữ miền Bắc Trung Kỳ”. Năm 1904, một nghiên cứu của ngài trong việc so sánh tiếng Việt và tiếng Hán Việt dưới tựa đề “Chuyên khảo âm A, nguyên âm cuối không nhấn mạnh trong tiếng Việt và Hán Việt”. Năm 1906, ngài được bầu làm hội viên Hàm Thụ của Trường và đến năm 1908, ngài cho ấn hành tài liệu “Chuyên khảo về bán nguyên âm trong tiếng Hán Việt và tiếng Việt”.
Nếu cha Léopold Cadière đã dành những bài viết đầu tiên về Ngữ học, thời kỳ mà ngài đang tìm hiểu tiếng Việt, thì sau đó ngài đã dành toàn thời gian để khảo cứu về những thực hành tôn giáo hay ma thuật trong vùng, qua các truyện cổ, tục ngữ và những bài hát dân gian, những tin tưởng liên quan đến thế giới siêu nhiên, đến cây cỏ, đến muông thú và những nơi linh thiêng. Vào năm 1901, trong tập san BEFEO đầu tiên, ngài đã cho in bài nghiên cứu về “Các tín ngưỡng và ngạn ngữ ở thung lũng Nguồn Son” mà năm sau bài viết sẽ được bổ sung bằng việc nghiên cứu về “Các tập tục dân gian ở thung lũng Nguồn Son”.
Léopold Cadière cũng đã sớm nghiên cứu về lịch sử Việt nam. Nghiên cứu đầu tiên của ngài là về nguồn gốc của Lịch sử Việt Nam. Nghiên cứu này được ấn hành năm 1904 với sự cộng tác của Paul Pelliot. Sang năm 1905, với những khám phá vừa nói ngài đã có thể hoàn thành một “Niên Biểu các triều đại Việt Nam”. Nhưng chính Nhà Nguyễn và sự mở mang về phương Nam đã đem lại cho ngài một nghiên cứu xuất sắc được ấn hành trong BEFEO năm 1906 dưới nhan đề “Luỹ Đồng Hới nghiên cứu về sự thành lập Nhà Nguyễn ở phương Nam”. Bài viết này đã giúp rất nhiều cho các sử gia khi nghiên cứu về sự phát triển của Việt Nam về đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này sẽ được bổ sung vào năm 1912 với bài viết “Những tài liệu liên quan đến Triều vua Gia Long”, những tài liệu mà ngài đã thu thập được trong thời gian ở Âu Châu mà hầu hết trong văn khố của Hội Thừa Sai Paris.
NĐX Bình luận: Tác giả nêu những bài viết quan trọng của Léopold Cadière nhưng rất tiếc thiếu ghi nguồn để kiểm chứng. Ví dụ:
“Niên Biểu các triều đại Việt Nam” (Tableau chronique des dynasties annamites, Nguồn: BEFFEO V (1905), Nos 1-2, pp 77-145;
“Những tài liệu liên quan đến Triều vua Gia Long” (Documents relatifs à l’époques de Gia Long BEFFEO (Hanoi, IDEO) XII (1912) No 7. pp 1-82,
Từ 1910 đến 1913, cha Léopold Cadière về Pháp để hoàn tất những nghiên cứu của ngài trong văn khố của Hội Thừa Sai Paris và tại một vài trung tâm lưu trữ khác của vùng Paris. Khi trở lại Việt Nam, ngài được chỉ định làm tuyên uý cho Trường Péllerin ở Huế, gần Thành Nội. Ngài sẽ giữ chức vụ này đến năm 1918, điều đó làm cho ngài được dễ dàng hơn trong các hoạt động nghiên cứu của ngài. Ngài kết thân với một số những nhân vật ở đây, cụ thể là L. Aurousseau, hội viên Trường Viễn Đông Bác Cổ và là thầy dạy của hoàng đế, bác sĩ A. Sallet, Y sĩ của các đơn vị quân thuộc địa, L. Sogny, Thanh tra quân đội địa phương, R. Orband, phái viên cạnh các Bộ của triều đình.
Các Người Bạn Của Huế Xưa
Hội Những Người Bạn của Huế xưa được thành lập vào tháng 11 năm 1913. Hoàng đế Khải Định đã là một trong những vị chủ tịch danh dự. Ngày 16 tháng 11, 17 vị dự buổi họp đầu tiên tổ chức tại Cung Thọ Viên, [tên chính xác theo Bourotte là Palais Tân Thơ Viện] ngay giữa Thành Nội. L. Dumoutier được bầu làm chủ tịch Hội, A. Sallet thư ký tiên khởi [gốc tiếng Pháp là Premier secrétaire nên dịch là Chánh thư ký hay như sau nầy dịch là Tổng thư ký thì phổ thông hơn] và cha Cadière [ Rédaction là Trưởng Ban biên tập] biên tập tờ Nội [Tập] San của Hội, chức vụ mà ngài đã giữ liên tục đến năm 1944.
NĐX Bình luận: Đề cập đến sự ra đời của Hội Những Người Bạn Của Huế Xưa, ngày 16-11-1913, tại Tân Thơ Viện. Chủ tịch danh dự của Hội là Hoàng Đế Khải Định. Tác giả đã nhớ nhâm: Cuối năm 1913 vua Duy Tân (1907-1916) vẫn còn tại vị. Mãi đến năm 1916 vua Duy Tân khởi nghĩa chống Pháp rồi bị đày, lúc đó vua Khải Định mới đăng quang, và thay vua Duy Tân làm Chủ tịch danh dự Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Năm 1913 vua Duy Tân làm Chủ tịch danh dự Hội Đô Thành Hiếu Cổ chỉ trên danh nghĩa mà thôi, thực chất Chủ tịch danh dự lúc ây (cuói năm 1913) là E. Charles - Khâm sư Pháp ở Trung Kỳ. (Theo tài liệu của Jean Cousso)
Và, có lẽ cũng nên viết rõ đầy đủ 17 vị sáng lập viên Hội Đô Thành Hiếu Cổ như sau (theo vần ABC):
1.Ông Albrecht (Đại úy Lục quân Thuộc địa)
2.C. Bernard (Dược sĩ ở Huế)
3.Ông Bienvenue (Quan cai trị dân sự ở Huế)
4.Ông Bonhomme, (Quan cai trị dân sự ở Huế)
5.Hoàng tử Bửu Liêm (Em vua Thành Thái)
6.Lm Léopold Cadière (Thừa sai hải ngoại)
7.Ông Chovet, (Kỹ sư Công chánh ở Huế)
8.Ông Dumoutier (Kho bạc Trung Kỳ ở Huế)
9.Ông Dupuis (Quan cai trị dân sự ở Huế)
10.Ông Đào Thái Hanh (Tham biện viện Cơ Mật, thân phụ của bà Nguyễn Đình Chi, nhũ danh Đào Thị Xuân Yến chủ vườn An Hiên sau nầy),
11.Ông Lemaire (Quan cai trị dân sự ở Lạng Sơn)
12.Ông Nguyễn Đình Hòe (Phó Hiệu trưởng trường Hậu Bổ, cụ cố của phu nhân họa sĩ Vĩnh Phối đang có mặt trong Hội thảo nầy),
13.Ông Nordeman (Thanh tra học chánh Trung Kỳ, Nguyên Hiệu trưởng trường Quốc Học),
14.Ông de Pirey, Hội Thừa sai Hải ngoại ở Quảng Trị
15.Ông Roux, (Thừa sai hải ngoại)
16.Bác sĩ Sallet, (Bác sĩ Quân đội thuộc địa ở Huế, về sau làm rể ông chủ Nhà hàng khách sạn Morin, ông ngoại của Jean Cousso ngày nay, Bác sĩ Sallet đã thừa kế cho con gái và con gái của ông đã thừa kế cho cháu ngoại Cousso một kho tư liệu về Hội và Tập san Đô Thành Hiếu Cổ rất lớn ở Pháp. Ông Cousso đã bỏ ra hàng chục năm để săp xếp, hệ thống và số hóa số tài liệu đó. Ông cũng đã chuyển dần kho tài liệu đó giúp các nhà nghiên cứu Huế. Tôi cũng đã được hưởng một phần di sản phi vật chất ấy).
17.Ông Sogny (lúc ấy làm thanh tra quân sự địa phương, sau là Chánh mật thám Trung Kỳ).
Cần nêu tên đầy đủ 17 vị để các nhà nghiên cứu ngày nay biết ơn họ, đồng thời cũng ghi nhận các thành viên sáng lập là hoàng thân, trí thức Việt Nam trong buổi khai sinh Hội và Tập san Đô Thành Hiếu Cổ. Đây là một sự kiện lịch sử hợp tác Pháp Việt có hiệu quả, có giá trị lịch sử..
Qua trung gian của Hội, những người bạn của Huế xưa và tờ báo [Bulletin nên dịch là tập san đúng hơn là báo) của Hội (BAVH), từ đây những hoạt động của cha Cadière được tập trung đặc biệt vào việc phổ biến văn hóa Việt Nam và việc bảo tồn các công trình kiến trúc. Khác với tờ báo của Trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO) chuyên phổ biến những bài về khoa học và đặc biệt dành cho các nhà trí thức, tờ Nội [tập] San của các bạn Huế xưa (BAVH) lại là một cơ quan nhắm phổ biến cho tất cả những ai có thiện chí tìm hiểu những khám phá mới về dân tộc học, vào những thời kỳ đáng ghi nhớ của lịch sử Việt nam (BAVH, 1925).
Những đề tài được đề cập đến trong tập san rất phong phú. Không có lãnh vực nào mà các tác giả đã bỏ qua:
a) Lịch sử: kể chuyện về những chuyến đi, những nghi lễ của triều đình, tiểu sử các nhân vật, bản đồ khảo sát những nơi danh tiếng …..
b) Địa lý: chuyên khảo về Quảng Ngãi, các động ở Hang Túi, những núi đá cẩm thạch…….
c) Dân tộc học: các lễ hội của ngày Tết, gia đình Việt nam về phương diện tôn giáo, tục nhuộm răng, viết về những tổ chim én……
d) Mỹ thuật: những suy nghĩ về một món đồ cổ (1934), 3 dáng vẻ của những con rồng trong nghệ thuật Việt Nam (1941), nghiên cứu về những lăng tẩm ở Huế, những chiếc gương bằng đồng (1933), tượng các quan đại thần (1926).
e) Những nghiên cứu về văn học: Truyện Hoa Tiên (1938), ngôn ngữ Chàm (1934).
f) Những nghiên cứu về tôn giáo: những nơi thờ tự, chùa chiền quanh vùng Huế, những lễ nghi, những ác thần ở Bình Thuận, bắt đầu đời tu hành của các vị sư v… v…. Công trình đã mang rõ nét về nghiên cứu dân tộc học tôn giáo. Léopold Cadière đã viết: “Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt Nam” tác phẩm tổng hợp phần lớn những nghiên cứu của ngài, phát hành năm 1944 do Hội Địa Lý Hà Nội và Trường Viễn Đông Bác Cổ.
Từ tháng Giêng 1915 đến tháng Sáu 1944, Hội Những người bạn của Huế xưa đã phát hành 123 tập san, tổng cộng 16.000 trang viết, 3.200 phụ bản và 800 hình ảnh đen trắng và màu.
Được bầu làm hội viên thực thụ của Trường Viễn Đông Bác Cổ vào năm 1918, cha Cadière chỉ giữ chức vụ này trong 2 năm, bởi ngài từ chối cư ngụ tại Hà Nội, ngài trở về với nhiệm vụ chính xứ ở Cửa Tùng, tại đây ngài xây một nhà thờ đẹp đến nỗi người ta gọi là Vương Cung Thánh Đương. Ngài cũng mở các trường học tại đây và thành lập một vườn bách thảo nổi tiếng với các loại cây dương xỉ quý hiếm.
Vào thời kỳ này, cha Cadière đã cho phát hành một tài liệu quan trọng: “Tín ngưỡng và thực hành tôn giáo của người Việt Nam vùng Huế”. Ngài nghiên cứu tục thờ cúng gốc cây, những tảng đá, những cột mốc, những hòn đá trừ tà và những bùa ngải. Điều quan trọng nhất của tác phẩm đồ sộ này nằm trong phương pháp nghiên cứu của ngài, luôn luôn phân biệt rõ nét lãnh vực quan sát và mô tả những sự kiện với “lối giải thích gán ghép cho những mô tả này”.
Vì lý do sức khỏe cha Léopold Cadière buộc phải trở lại Châu Âu để nghỉ ngơi một lần chót từ 1928 – 1929. Ngài lại vào các thư viện: ngài tìm được những tài liệu mới về cha Alexandre de Rhodes, và một tài liệu quan trọng của linh mục Dòng Tên Gaspar Luis về những ngày đầu của các cộng đoàn Công Giáo ở Việt nam.
Những công trình bác học này của cha Cadière đã không đi ngược lại nhiệm vụ truyền giáo của ngài, nhưng lại làm cho hữu hiệu hơn, đối với ngài cũng như đối với tất cả những ai được học hỏi từ những nghiên cứu này. Trong suốt 24 năm ở Di Loan, gần bãi biển Cửa Tùng, với tư cách là Hạt trưởng người ta có thể quả quyết rằng không ai ngoài cha Cadière đã hiểu sâu sắc não trạng và những sinh hoạt của các cộng đoàn Công giáo Việt Nam. Bằng một cử chỉ ưu ái, Đức Thánh Cha Piô XI đã cho ấn hành tại nhà in Vatican tập sách về Gia Đình và Tôn Giáo tại Việt Nam, một công việc như để xác nhận những cố gắng của cha Cadière.
Vào năm 1942, trong dịp kỷ niệm năm thứ 50 ngày cha đến Việt Nam, cha Cadière đã đưa ra một chứng từ xúc động về dân tộc Việt Nam, một dân tộc mà ngài đã gắn gó suốt đời: “Tôi đã nghiên cứu những tín ngưỡng, những thực hành tôn giáo, những phong tục tập quán và tôi xác tín rằng người Việt Nam có quan niệm sâu sắc về tôn giáo, những tin tưởng của họ rất ngay lành và rằng có lẽ khi họ cầu Trời, dâng lễ vật lên Trời, họ cũng đang thờ lạy một Đấng Toàn Năng mà chính tôi cũng đang thờ lạy và tôi gọi là Thiên Chúa, dân tộc Việt Nam đã giữ tận đáy lòng mình ánh lửa của một tôn giáo tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã đặt trong tâm hồn của mọi thọ tạo có trí khôn….. tôi yêu họ vì những đức tính luân lý của họ. Là con của một nông dân, tôi đã sống trọn đời ở Việt Nam giữa những người nông dân, tôi nhận thấy rằng người nông dân Pháp và người nông dân Việt Nam giống nhau lạ lùng: ở đây cũng như ở bên ấy, có những ý tưởng nhỏ bé thường nhật về đồng ruộng, chợ búa, những bữa cơm, xóm làng; nhưng ở đây cũng như ở bên ấy, có những tình cảm lớn, lòng yêu mến sâu sắc đối với gia đình, trợ giúp và nâng đỡ nhau, làm việc cần cù, nhẫn nhục trong cuộc sống nghèo nàn, trong cuộc sống vất vả thường ngày”.
NĐXBình luận: Năm 1942, theo Jean Guennou - một đồng sự cùng bị quản chế ở Vinh với Cadière, cho biết: Trong lễ kim khánh kỹ niệm 50 năm Léopold Cadière thụ phong linh mục và đến Việt Nam được tổ chức tai Huế, đặc biệt có vua Bảo Đại đến dự. (tai liệu lưu trữ do Jean Cousso cung câp)
Trong cuộc đảo chánh của người Nhật vào tháng 3 năm 1945, cha Cadière và các vị thừa sai khác bị tập trung trong vòng 15 tháng tại trụ sở các cha Thừa Sai Huế. Ngay sau đó, sau cuộc phản công của bộ đội cụ Hồ Chí Minh vào các vị trí của người Pháp ở Hà Nội, 19 tháng 12 năm 1946, cha Cadière cùng với 6 cha khác bị đưa về quản chế tại Vinh từ tháng Giêng 1947 đến tháng Sáu 1953.
NĐXBình luận: Cũng theo tài liệu vừa nêu trên, Jean Guennou cho biết thêm vào năm 1946, khi bị quản thúc ở Vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết một bức thư tỏ bày cảm tình của Chủ tịch đối với Léopold Cadière (Quand, malgré son grand âge, il fut interné à Vinh, en 1946, le Président Ho Chi Minh lui écrivit une lettre personnelle pour lui exprimer sa sympathie).
Ngài đã lợi dụng thời gian quản thúc này để viết hồi ký: 1.500 trang đã được in thành sách. Cũng chính trong thời gian này vào tháng 9 năm 1948, ngài được bầu làm hội viên danh dự của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Khi được trả tự do, ngài từ chối trở về Pháp và ở lại Huế, khi đó ngài đã 84 tuổi.
NĐX Bình luận: Sự việc Léopold Cadière từ chối về Pháp là một quyết định tình nghĩa sâu sắc đã làm cho bất cứ người Việt Nam - người Huế nào biết được cũng đều hết sức xúc dộng, trân trọng. Quyết định đó không phải đến khi tuổi tác vào buổi xế chiều (84 tuổi) mới có mà thực sự nó đã được ông công bố từ trong Lễ Ngân khánh năm 1942 của ông. Tôi xin phép tác giả tham luận nầy được nhắc lại ý kiến của Léopold Cadière vì sao linh mục không chịu về Pháp : “Tôi đã hiểu người Việt vì tôi nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã nghiên cứu tiếng Việt ngay từ khi mới đến đây và tôi hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu [...] Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, lễ nghi tôn giáo, phong tục người Việt, tôi yêu mến người Việt. Tôi yêu mến người Việt vì họ thông minh xuất sức và tinh thần linh lợi [...] Tôi yêu mến người Việt cũng vì họ trải qua nhiều đau khổ” (Trích lại của Ngọc Quìynh, “Hoài niệm Cố Cả”, NS Nguồn Sống, Địa phận Huế, số 1 ngày 15-7-1958, tr.45)
Buổi tiễn đưa Linh mục Léopold Cadière (có dấu X) cùng với các linh mục khác lên thuyền từ Nghệ An vò Đồng Hới để chuẩn bị hồi hương về Pháp. Anh của Phan Quang do Nguyễn Hồng Trân cung cấp.
Ngài qua đời ngày 6 tháng 7 năm 1955 vào lúc bế mạc Tuần Tĩnh Tâm của các linh mục Giáo Phận Huế. Tất cả các linh mục đã đi theo linh cữu của ngài tới nghĩa trang Đại Chủng Viện. Và từ khắp nơi, người ta bày tỏ tình cảm thương tiếc và ngưỡng mộ này.
Người đứng đầu nhà cầm quyền Việt Nam lúc bấy giờ đã gởi điện tới Đức Cha Urrutia, Giám Mục Tông Tòa Giáo Phận Huế :
“Tôi rất xúc động khi được tin cha Cadière qua đời người mà cuộc sống đã cống hiến trọn vẹn cho xứ sở này. Những tác phẩm mà linh mục quá cố để lại trong lãnh vực xã hội và tôn giáo cũng như trong lãnh vực văn học và ngôn ngữ học đã nói lên tình cảm của ngài đối với dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam sẽ giữ mãi một kỷ niệm không phai về vị học giả lỗi lạc và là người bạn lớn. Sự ra đi của người tông đồ lỗi lạc này mà suốt cuộc đời đã dành cho đồng bào của tôi là một mất mát lớn đối với chúng tôi. Trong giờ phút đau thương này, kính xin Đức Cha nhận nơi đây nỗi lòng tiếc nuối chân thành và những lời chia buồn sâu sắc của tôi”.
Bình luận: Rất tiếc là không ghi nguồn của đoạn trích rất có giá trị lịch sử nầy. Để tăng thêm tính khoa học cho tham luận, tôi đã đọc tư liệu và tìm được nguồn của tài liệu trên được Jean Cousso thu thập từ Linh mục G. Lefas đăng trong bài Những năm cuối đời của Léopold Cadière (Les dernières années de la vie de Léopold Cadière, trích Apercu de l’histoire et de l’ oeuvre des Amis du Vieux Hué), tr. 130.
Với thời gian chuẩn bị và thời gian trình bày tham luận ngắn ngủi không cho phép tôi có thể đọc kỹ và hiệu đính, bổ sung thêm nhiều hơn nữa. Kính mong các nhà khoa học bổ khuyết cho những chỗ bất cập của tác giả, của dịch giả và của người phản biện để bản tham luận của Moussay được trở thành một bản tiểu sử hoàn chĩnh về nhà Huế học, nhà Việt Nam học quốc tế hàng đầu Léopold Cadière.
Xin chân thành cám ơn. Kính chào quý vị.
Huế, sáng 7/9/2010
Nguyễn Đắc Xuân
Để phản biện tham luận của Moussay tôi đã tham khảo các tài liệu sau đây:
1. Linh mục Léopol Michel Cadière (Tên VN : Cả) (1869-1955) (Lê Ngọc Bích Nhan vật Giáo phận Huế, Lưu hành nội bộ, Huế 2000, tr. 39-52)
2. Thông tin Khoa học và Công Nghệ số 2.1995. gồm có 3 bài :
2.1. Nguyễn Cửu Sà, Đôi nét về Léopold Cadière và Hội Những Người Bạn của Huế xưa, tr.4555
2.2. Mai Lĩnh, Danh mục các ấn phẩm của Linh mục Cadière, tr. 56-80 ;
2.3. . Mai Lĩnh, Danh mục Tạp chí BAVH từ 1914 đến 1944, tr. 81-108.
3. “Hoài niệm Cố Cả”, NS Nguồn Sống, Địa phận Huế, số 1 ngày 15-7-1958, tr.45
4. Bernard Bourotte, Notes sur le R.P. Cadière (ghi chú về Lm Cadière), B.S.E.I, Tomé XXXI, No 2, 2e trim. 1956.
5. Bùi Quang Tung, La vie du R.P. Léopold Cadière des Missions Ẻtrangẻres de Paris, BRFEO XLIX p. 42
6. Jean Cousso, Apercu de l’histoire et de l’ oeuvre des Amis du Vieux Hué, (1994) chưa xuất bản,
Nguyên bản tiếng Pháp của Gérard Moussay
Vie du P. Léopold Cadière
Léopold Cadière naquit le 14 février 1869 aux Pinchinats, près d'Aix-en-Pro vence (Bouches-du-Rhône), dans une famille de modestes paysans. Ecolier au lycée d'Aix, il fut condisciple de Charles Maurras et de Maurice Blondel. Au dire de ses anciens professeurs de lycée, c'était un élève brillant et studieux. Parmi ses lectures favorites, à côté des récits de voyage et d'exploration, il manifestait un grand intérêt pour les revues missionnaires, notamment les Annales de la “Propagation de la Foi” et de la “Sainte Enfance” Après ses études au lycée, il se dirigea vers le séminaire St-Sulpice d'Aix, qui développa son goût pour les études solides. “Quand, jeune séminariste, dira-t-il plus tard (“Souvenirs d'un vieil annamitisant”, Indochine, 13 juillet 1944), je m'initiai à la philosophie et à la théologie, au grand séminaire d'Aix, c'était le temps où de grands Sulpiciens, de savants Bénédictins, publiaient leurs études sur les livres saints, sur les origines chrétiennes. Sous la direction de maîtres intelligents, je dévorais leurs travaux. Et je voulais faire comme eux, un jour".
L’attrait des missions le conduisit alors vers la Société des Missions Etrangères. Il entra au séminaire de la rue du Bac le 6 juin 1890, y fut ordonné prêtre le 24 septembre 1892 et partit le 26 octobre suivant pour la mission de Cochinchine septentrionale. Rien, à cette époque, ne distinguait le jeune Cadière de ses confrères, sinon son aspect fluet qui faisait craindre à l'un des directeurs : “qu'il n'en ait guère pour plus de cinq ans à vivre en pays de mission”. Il gardait son accent provençal, qu’il ne devait jamais perdre tout à fait, ce qui, remarquait-il, “ne s'harmonisait pas si mal avec certaines inflexions de la langue vietnamienne”.
Quand Léopold Cadière arriva à Hué, il trouva un premier guide en la personne du vicaire apostolique, Mgr Caspar. “Je lui dois beaucoup”, dira-t-il dans ses souvenirs. “C'est lui qui m'a initié aux études de langue et aux études d'histoire et de science religieuse. Il m'a encouragé, guidé. Non seulement il avait une science éminente de la langue et des caractères chinois, mais il était très versé dans l'histoire du pays”... “C'était un esprit curieux et averti sur toutes choses. Il s'intéressait à tout et il voulait que ses missionnaires s'intéressassent de la même façon. En dehors des diverses sciences physiques qui n'avaient guère de secrets pour lui, il avait, sur les coutumes, les croyances, les pratiques religieuses des Annamites, des notions précises et coordonnées”.
Dès son arrivée à Tourane en 1892, Léopold Cadière se mit avec courage et persévérance à l'étude de la langue. Il racontera, plus tard, dans les “Souvenirs d'un vieil annamitisant, ses débuts dans la connaissance de la langue vietnamienne. « Apprendre une langue, écrira-t-il, n'est pas seulement une affaire de gosier ou d'oreille, ce n'est pas seulement une affaire de mémoire, mais c'est aussi, quand il s'agit de langues si différentes que le français et l'annamite, c'est surtout une affaire de pensée. Il ne s'agit pas seulement de parler comme les Annamites, mais il faut aussi penser comme eux”.
Après une première initiation à la langue de Hué, Léopold Cadière fut affecté par son évêque au petit séminaire d’An-ninh puis au grand séminaire de Hué. En 1896, il fut chargé du poste de Vinh-Loc, dans le Quang-Binh, puis curé de Culao. Il se montra alors très attaché à ses obligations sacerdotales en même temps qu'il approfondissait ses connaissances dans la langue vietnamienne, et qu’il commen - çait ses premières recherches sur l'histoire et des coutumes locales.
C'est à Cu-lao qu'il rencontra Louis Finot et le Cdt Lunet de Lajonquière, alors en mission de reconnaissance pour l'EFEO naissante. Ils se lièrent d'amitié. “Louis Finot aimait à dire que la plus belle découverte qu'il avait faite lors de son premier voyage d'exploration de l'Indochine était le R. P. Cadière” (L. Malleret). Léopold Cadière collaborera aux travaux de l'École à la naissance de l'institution, participant au premier Congrès des études d'Extrême-Orient organisé par l'École à Hanoi en 1902. Il donna alors une première description très précise du dialecte des provinces de Quang-binh et de Thua-thiên dans le BEFEO, sous le titre Phonétique annamite : dialecte du Haut-Annam”. En 1904, il fera une étude comparative de l'annamite et du sino-annamite dans un travail intitulé “Monographie de “a” voyelle finale non accentuée, en annamite et en sino-annamite”. En 1906, il fut nommé membre correspondant de l'École, et publia en 1908 une “Monographie de la semi-voyelle labiale en annamite et en sino annamite”.
Si Léopold Cadière réserva ses premiers écrits à la linguistique, à une période où il s’initiait aux secrets de la langue vietnamienne, il consacra bientôt son temps et apporta toute son attention à l’observation directe des pratiques religieuses ou magiques du pays, soit à travers les légendes, les dictons et les chansons, les croyances relatives au monde surnaturel, aux animaux, aux arbres, aux lieux sacrés. Dès 1901, dans le premier volume du BEFEO, il publia un article sur les “Croyances et dictons populaires de la vallée de Nguon-son”, complété l'année suivante par une étude sur les “Coutumes populaires de la vallée du Nguon-son”.
Léopold Cadière porta aussi très tôt un grand intérêt à l’histoire du Vietnam. Sa première étude concerna les sources annamites de l'histoire d'Annam. Il publia ce travail en 1904 en collaboration avec Paul Pelliot. Le dépouillement des principales sources historiques vietnamiennes lui permit de donner l'année suivante, en 1905, un “tableau chronologique des dynasties annamites”. Mais c'est surtout à l'histoire des Nguyên et de leur expansion vers le Sud qu’il contribua brillamment par un mémoire, publié en 1906 dans le BEFEO, sous le titre “Le mur de Dong-hoi, étude sur l'établissement des Nguyen en Cochinchine”. Ce mémoire inspira par la suite les historiens qui traitèrent de l'expansion vietnamienne dans les provinces du Sud et le delta du Mékong. Cette étude fut complétée en 1912 par les “Documents relatifs à l'époque de Gia long”, documents européens recueillis pour la plupart dans les archives des Missions Etrangères.
De 1910 à 1913, Léopold Cadière séjourna en France pour compléter ses recherches dans les Archives des Missions Etrangères et dans quelques autres centres d’archives parisiens. A son retour au Vietnam, il fut nommé aumônier de l'école Pélerin de Hué, située tout près de la Citadelle. Ce poste, qu'il devait occuper jusqu’en 1918, lui donna plus de facilité pour augmenter le rayonnement de ses activités de savant. Il établit alors des contacts avec plusieurs personnalités locales, notamment L.Aurousseau, pensionnaire de l'EFEO et précepteur de l'Empereur, le Dr A. Sallet, médecin des troupes coloniales, L. Sogny, inspecteur de la garde indigène, R. Orband, délégué auprès des Ministères de la Cour.
Les Amis du Vieux Hué
L'Association des Amis du Vieux Hué fut créée en novembre 1913. L'Empereur Khai-Dinh en était l'un des Présidents d'Honneur. Le 16 novembre, dix-sept personnes assistèrent à la première réunion, qui se tint à l'intérieur du Palais Tho-Viên, au coeur de la Citadelle. L. Dumoutier fut élu président de l'Association, A. Sallet premier secrétaire, et le P. Cadière, rédacteur du Bulletin, poste qu'il occupa sans solution de continuité jusqu'en 1944. L’action de Léopold Cadière, par l’intermédiaire de l’Association des Amis du Vieux Hué et de son Bulletin (BAVH) va désormais se tourner plus spécialement vers la diffusion de la culture vietnamienne et vers la protection des monuments. A la différence du Bulletin de l'Ecole Française d'Extrême-Orient (BEFEO), qui publiait des articles scientifiques très spécialisés destinés aux érudits, le Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH) se présentait plutôt comme un “organe de vulgarisation”, visant avant tout “l'honnête homme désireux de s'informer et curieux de connaître les récentes découvertes, les données du folklore ou de l'ethnologie, les épisodes marquants de l'histoire du Viêt-Nam” (BAVH, 1925).
Les sujets abordés dans le Bulletin sont très divers. Aucun domaine n'échappe à l'intérêt des auteurs : a) l’histoire : récits de voyages, cérémonies d'investiture à la Cour, biographies, plans et topographie de lieux célèbres... – b) la géographie : monographies sur le Quang-Ngãi, les grottes de Hang-Túi, les Montagnes de Marbre ... – c) l'ethnologie : les fêtes du Têt, la maison vietnamienne au point de vue religieux, le laquage des dents et les teintures dentaires, les nids d'hirondelles, etc... – d) les beaux-arts : réflexions autour d'un vieux meuble (1934), trois ttitudes de dragons dans l'art annamite (1941), études sur les tombeaux de Hué, les miroirs de bronze (1933), les plaquettes de mandarins (1926). – e) les étudeslittéraires : le Hoa-Tiên (1938), la langue cham (BAVH 1934). – f) les études religieuses : les lieux de culte, les pagodes des environs de Hué, les rites, les esprits malfaisants au Bình-Thuân, l'initiation des bonzes etc... L’oeuvre apparaît comme nettement centrée sur l'ethnologie religieuse. Léopold Cadière lui-même a intitulé : " Croyances et pratiques religieuses des Annamites " l'ouvrage qui réunit la plus grande partie de ses travaux, publiés à partir de 1944 par la Société de Géographie d'Hanoi et par l'Ecole Française d'Extrême-Orient.
De janvier 1915 à juin 1944, l’Association des Amis du Vieux Hué publia 123 volumes totalisant environ 16 000 pages de texte, 3200 planches hors-texte et 800 gravures dans les textes, en noir et en couleurs.
Nommé membre pensionnaire de l'EFEO en octobre 1918, Léopold Cadière ne resta que deux années dans ce poste, car il se refusait à habiter Hanoi. Il reprit par la suite son ministère à Cua-tung. Il y fit construire une église, si belle qu'on l'appela “la cathédrale”; il y ouvrit aussi des écoles et créa un jardin botanique célèbre pour ses essences de fougères rares.
Le P. Cadière publia à cette époque une étude importante intitulée “Croyances et pratiques religieuses des Annamites dans les environs de Hué”. Il y traitait du culte des arbres, des pierres, des bornes, des obstacles magiques, des pierres de conjuration et des talismans obstacles. Le principal mérite de ce travail onumental résidait dans sa méthode qui consistait à toujours distinguer nettement l'observation et la description des faits de “l’interprétation à laquelle elles pouvaient donner lieu”.
Des problèmes de santé imposèrent à Léopold Cadière de faire un dernier séjour en Europe en 1928-1929. Il reprit alors ses recherches en bibliothèque : il découvrit de nouveaux documents sur le P. Alexandre de Rhodes, ainsi qu'un important récit du jésuite Gaspar Luis sur les débuts des communautés chrétiennes en Annam.
Les travaux savants du Père Cadière n'allaient nullement à l'encontre de sa tâche missionnaire, mais ne faisaient que la rendre plus féconde, à la fois pour lui et pour tous ceux qui profiteraient de ses recherches. On peut sans doute affirmer qu'au cours des 27 années qu'il passa à Di-Loan, près de la plage de Cua-Tung, comme chef de district, nul mieux que lui ne pénétra en profondeur la mentalité et les rouages des chrétientés vietnamiennes. Le pape Pie XI, par une marque de bienveillance personnelle, daigna approuver ses efforts, en faisant imprimer par les presses du Vatican sa brochure sur La famille et la religion en pays Annamite.
En 1942, à l’occasion de l’anniversaire du cinquantième anniversaire de son arrivée au Vietnam, le père Léopold Cadière donna un émouvant témoignage sur le peuple vietnamien, avec qui il avait passé toute sa vie : “J'ai étudié leurs croyances, leurs pratiques religieuses, leurs moeurs, leurs coutumes, et je suis convaincu que le peuple annamite est profondément religieux, que ses croyances sont pures et que, peut-être, lorsqu'il a recours au Ciel, lorsqu'il sacrifie au Ciel, il s'adresse au même Etre tout-puissant que j'adore moi-même en le nommant Dieu, et qu'il a conservé ainsi au fond de sa conscience, cette étincelle de la religion naturelle que le Créateur dépose dans l'âme de tout être raisonnable... Je les ai aimés à cause de leurs vertus morales. Etant fils de paysan, et ayant passé ma vie en Annam au milieu de paysans, j'ai pu me rendre compte que le paysan français et le paysan annamite se ressemblent étrangement : ici comme là-bas, petites idées de la vie journalière, des champs, du marché, des repas quotidiens, du village ; mais ici comme là-bas, grands sentiments, amour profond de la famille, secours et entraide mutuels, ténacité au travail, résignation dans leur vie pauvre, dans leur vie dure de chaque jour”.
Lors du coup de force japonais de mars 1945, Léopold Cadière fut placé en résidence forcée avec d'autres missionnaires durant 15 mois à la procure de Hué. Immédiatement après, à la suite de l'offensive des troupes du gouvernement de Hô Chi Minh contre les positions françaises de Hanoi, le 19 décembre 1946, il fut interné à Vinh, avec six autres prêtres, de janvier 1947 à juin 1953. Il mit à profit cette séquestration pour rédiger des mémoires : 1 500 pages écrites en travers du texte de brochures imprimées. C'est durant cette période, en septembre 1948, qu'il fut nommé membre d'honneur de l'EFEO. À sa libération, il refusa d'être rapatrié : il avait 84 ans et s'installa à Hué. Il mourut le 6 juillet 1955, alors que se erminaient les exercices de la retraite sacerdotale du vicariat de Hué. Tous les prêtres vinrent accompagner son cercueil jusqu'au cimetière du grand séminaire. Et de partout affluèrent des témoignages de regret et l'admiration.
Le Chef du gouvernement du Vietnam fit parvenir ce télégramme à Mgr Urrutia, vicaire apostolique de Hué : “Je suis profondément affligé par la nouvelle du décès du Révérend Père Cadière, dont la vie entière fut consacrée au bien de ce pays. Les oeuvres que le défunt a laissées, tant dans le domaine social et religieux que dans celui des Lettres et de la Linguistique, témoignent de son profond amour pour le peuple du Vietnam, qui saura garder de cet érudit et grand ami un souvenir impérissable. La disparition de cet éminent apôtre, qui n'a cessé, de son vivant, de se pencher sur mes compatriotes, est pour nous tous une grande perte. En cette douloureuse circonstance, je vous adresse, Monseigneur, l'expression de mes sincères regrets et de mes condoléances émues »
________________________________________
[1] Tôi đã viết : 1. Tưởng nhớ nhà Huế học Léopold Cadière, báo lao Động ngày 23-6-1994.
2. Tập san Đô Thành Hiếu Cổ ra đời - đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử văn hóa Huế (Nguyễn Đắc Xuân, Cố Đô Huế bí ẩn và khám phá, Nxb Thuận Hóa - Huế 1997, tr.104-110)
3. Phản biện L. Cadière, Phủ Dương Xuân không thể nằm trong khu vực điện Trường Lạc (Nguyễn Đắc Xuân, Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dưong-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung, Nxb Thuận Hóa, Huế 2007, tr. 153-161)
4. Sư lược lịch sử Bộ tập san Đô Thành Hiếu Cổ ( Nguyễn Đắc Xuân, 700 năm Thuận Hóa Phú Xuân Huế, Nxb Trẻ, 2009, tr. 762-765)