Thành công biến di sản thành tài sản

Trang chủ · Phát triển di sản
Từ dân ca Huế và cổ nhạc miền Trung phát triển thành tân nhạc thành công - trường hợp : NHẠC SĨ  DƯƠNG THIỆU TƯỚC
Thành công biến di sản thành tài sản

Từ dân ca Huế và cổ nhạc miền Trung phát triển thành tân nhạc thành công - trường hợp : NHẠC SĨ DƯƠNG THIỆU TƯỚC

Ông là nhạc sĩ gốc miền Bắc nhưng nổi danh qua hai bản nhạc miền Trung : ‘Tiếng xưa” và “Đêm tàn Bến Ngự”. Ông sinh ngày 15 – 05 – 1915 tại làng Vân Đình , huyện Sơn Lãng , phủ Ứng Hòa , tỉnh Hà Đông, trong một gia đình nho học truyền thống. Năm 1930 ông gia nhập nhóm Myosotis, là nhóm nhạc sĩ đầu tiên khởi xướng tân nhạc VN. Ông chủ trương viết “nhạc Tây theo điệu ta”.

Đọc CHUYỆN KHẢO VỀ HUẾ
Thành công biến di sản thành tài sản

Đọc CHUYỆN KHẢO VỀ HUẾ của Trần Kiêm Đoàn

Chuyện Khảo Về Huế của Trần Kiêm Đoàn đến với tôi  trong lúc tôi đang chuẩn bị về thăm Huế lần thứ mười mươi.  Hai chữ “Chuyện Khảo” thoạt tiên làm cho tôi ngần ngại.  Có nên “khảo” Huế trước khi về Huế ở Huế bằng da bằng thịt không.  Có nên khảo cổ Huế một cách lý thuyết như người ta đọc sách hướng dẫn du lịch trước khi về Huế không?  Tôi bắt đầu đọc Chuyện Khảo Về Huế với một tâm trạng phân vân giữa sự ngần ngại nói trên và sự tò mò muốn biết Trần Kiêm Đoàn khảo về Huế như thế nào, bởi vì chủ quan tôi cũng tự cho mình là Huế “chay” và “sành” Huế hơn ai.

Hiệu quả của tiếng nói người yêu huế ở ngoại Huế
Thành công biến di sản thành tài sản

Hiệu quả của tiếng nói người yêu huế ở ngoại Huế

Tôi đã có mấy chục năm hoạt động yêu Huế với Hội Người Yêu Huế tại Pháp, Hội đồng hương Huế ở TP HCM, Hội đồng hương Huế và CLB Văn hóa Huế ở Thủ đô Hà Nội nhưng mãi đến những năm gần đây hoạt động với Nhóm Bạn Cố đô Huế ở Hà Nội tôi mới nhận ra được một thực tế: Tiếng nói của Người yêu Huế ở tại Huế không thiêng mà Người Yêu Huế ở ngoài Huế mới thiêng, mới có hiệu quả. Chuyện đó vừa qua đã được Không Gian Lê Bá Đảng chứng thực và ngay bây giờ Nhóm Bạn Cố đô Huế ở Hà Nội đang xác nhận hiện tượng đó không sai.

Cân bằng giữa Phát triển và Bảo tồn
Thành công biến di sản thành tài sản

Phát triển và bảo tồn: Lấy con người làm trọng tâm phục vụ

“Cân bằng giữa Phát triển và Bảo tồn” – Câu chuyện thực tiễn cho TT- Huế” là chủ đề buổi tọa đàm do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế (HUEIDS) tổ chức vào sáng ngày 30/06/2020.

Đi tìm sự khác biệt trong di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế
Thành công biến di sản thành tài sản

Đi tìm sự khác biệt trong di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế để gắn với việc phát triển du lịch bền vững

Thừa Thiên Huế đã có một hệ thống Bảo tàng và Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh tương đối hoàn chỉnh và đã đưa vào phục vụ cán bộ, nhân dân, khách tham quan trong và ngoài nước mấy chục năm qua. Với lượng khách hàng năm đến với Bảo tàng Chủ tịch HCM trên đường Lê Lợi, tham quan Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan, Nhà lưu niệm ở làng Dương Nổ, Di tích mộ bà Hoàng Thị Loan ở phường An Tây ta có thể nói việc tuyên truyền truyền thống mang tính văn hóa chính trị của tỉnh TTH đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên từ tuyên truyền truyền thống (miễn phí) đến hoạt động kinh doanh du lịch (bán vé thu tiền) là hai lãnh vực khác nhau.

Hãy tạo sự khác biệt Tôn Nữ Thị Ninh
Thành công biến di sản thành tài sản

Diễn giả Tôn Nữ Thị Ninh: “Hãy tạo sự khác biệt và sống có ích cho mọi người”

(GLO)- Hơn 1.000 sinh viên có mặt trong buổi giao lưu với diễn giả Tôn Nữ Thị Ninh đã thực sự cảm nhận được sự khác biệt từ vẻ bên ngoài quý phái đến nhân cách, tài năng, học vấn uyên thâm của bà. Sinh viên cũng thu nhận và lĩnh hội được những điều khác biệt cần phải có để thành công từ những chia sẻ cởi mở, sâu sắc đến từ nhà ngoại giao nổi tiếng này.

Tái hiện chân thực lịch sử để có bản sắc riêng
Thành công biến di sản thành tài sản

Tái hiện chân thực lịch sử để có bản sắc riêng

Ở Việt Nam bây giờ, mỗi năm có hàng mấy chục lễ hội, festival mang màu sắc truyền thống diễn ra trên khắp ba miền đất nước. Dù lễ hội có sự tích lịch sử từ đời các vua Hùng cho đến những chuyện mới xảy ra cách đây vài trăm năm, ở đâu cũng thấy áo rộng khăn vành, khăn đóng áo dài, đủ màu đủ sắc; xanh, đỏ, vàng, tím, trắng đen loạn xạ. Người xem muốn tìm dấu tích lịch sử, bản sắc của từng lễ hội, từng festival truyền thống rất khó. Bởi thế tính hấp dẫn của các lễ hội, festival truyền thống mất dần. Trước thực trạng như thế cho nên khi được mời tham gia ý kiến với cuộc Tái hiện lễ đăng quang của vua Quang Trung trong festival Huế 2008, tôi rất lo.

Danh sách rỗng!

Trở lại đầu trang