Tôi vừa nhận được cuốn sách Phỏng Vấn của nhà báo Thanh Tùng. Xưa nay là tôi rất thích phỏng vấn. Buổi đầu Tạp chí Sông Hương có nhiều bài phỏng vấn rất quý nhưng sau thay đổi Tổng Biên tập nhiều lần cho nên loạt bài phỏng vấn không được tiếp tục. Các tác giả vì hoàn cảnh công tác cũng như tuổi tác không viết hết được tất cả những gì mà xã hội rất cần. Thực hiện phỏng vấn để giúp cho người đọc hiểu rõ về các tác giả. Có những bài phỏng vấn hết sức giá trị ví dụ như Thời báo Sông Hương những năm 30 của thế kỷ trước, nhà báo nữ Phan Thị Nga – phu nhân của nhà biên khảo Hoài Thanh đã phỏng vấn cuộc đời tình ái của Phan Bội Châu, cuộc đời bà Mai Thị Vàng – Đức phi của vua Duy Tân, là những bài phỏng vấn hết sức quý. Hay cách đây không lâu, nhà báo – nhà biên khảo Thụy Khuê đã phỏng vấn cụ Hoàng Xuân Hãn. Những thông tin mà bài phỏng vấn ghi được cũng hết sức quý giá đối với học giả Hoàng Xuân Hãn. Chuyện phỏng vấn mới đề cập tới thấy dễ dàng nhưng thật sự là muốn có được những bài phỏng vấn có giá trị đòi hỏi chủ thể được phỏng vấn là một nhân vật còn giữ được những thông tin quý có giá trị. Người phỏng vấn phải là người có tầm, có uy tín có muốn đóng góp với văn hóa lịch sử mới được các chủ thể cho phép phỏng vấn.

Sách Phỏng Vấn của nhà báo Thanh Tùng
Tôi đã đọc 26 bài phỏng vấn của Thanh Tùng trong đó có vài ba bài Thanh Tùng phỏng vấn tôi. Theo tôi những nhân vật cần phải phỏng vấn còn rất nhiều. Không những phỏng vấn các nhà văn hóa mà còn phải phỏng vấn ngay các lãnh đạo “có vấn đề”. Ví dụ như phỏng vấn ông Phan Ngọc Thọ về những việc thực hiện cho Huế mà trước đây chưa một nhà lãnh đạo nào ở Huế làm việc đó. Ông làm những công việc cho Huế vừa qua, ông đã gặp khó khăn gì và ông đã vượt qua như thế nào? Ông nhận định gì về những việc đã làm được và chưa làm được. Ông có một thông điệp gì gửi cho những người tiếp nối sự nghiệp của ông. Rất mong Thanh Tùng bổ sung tiếp ít nhất 14 người nữa. Chúc thành công!

Mục lục sách

Mục lục sách