Ngự Bình vốn là một ngọn núi có chiều cao 105m rộng 2,56km2 cùng hai ngọn nhỏ hơn hai bên chầu vào là Tả phù Sơn và Hữu bật Sơn cách trung tâm Huế 5km làm tiền án - bình phong cho kinh thành Huế .
Chúa Nguyễn Phúc Trăn khi dời Thủ phủ Đằng trong từ làng Kim Long (Hương Trà) ra làng Phú Xuân ( kinh thành Huế ngày nay) và chúa Nguyễn Phúc Khoát ( 1837) rồi Vua Gia Long ( 1805 ) khi xây dựng Kinh thành Huế đều lấy Ngự Bình làm tiền án .
Sách Đại nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết :
“ ở đông bắc Hương thủy vọt lên quãng đất bằng như hình bức bình phong làm bức án thứ nhất trước kinh thành”
Sách Đại nam dư địa chí ước biên của Tổng tài Cao Xuân Dục viết :
“ núi Ngự bình vuông chằn chặn như bức bình phong làm bức án trọng yếu cho kinh thành”
Không những thế cùng sông Hương núi Ngự Bình là hai tuyệt tác của Tạo hoá ban tặng làm biểu tượng cho cuộc đất linh thiêng của Cố đô Huế - sông Hương núi Ngự .
Kinh thành Huế lấy sông Hương làm mình đường , cồn Hến làm tả Thanh Long cồn Dã viên làm hữu Bạch Bổ núi Ngự bình làm bình phong theo Phong thủy “hiểu theo nghĩa là khoa học về trường năng lượng” chứng tỏ các bậc tiền nhân đã rất sáng suốt khi chọn cuộc đất an toàn thịnh vượng này để hưng nghiệp .
Do đó để Huế - Cố đô đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có hình dạng hôm nay - xứng đáng là thành phố đi sản , thành phố Festival , một trung tâm văn hoá Việt trước hết phải trả lại diện mạo và những giá trị gì đã làm nên Huế trong đó việc hồi sinh Ngự Bình là rất quan trọng . Lãnh đạo Huế đã có tầm nhìn và quyết tâm chính trị phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân Huế và những người yêu Huế .
Việc làm đầu tiên là trả lại diện mạo cho Ngự bình bằng việc đi dời 120 000 ngôi mộ .
Đây là việc cần sự thống nhất về nhận thức, cách làm phù hợp với những đặc thù ở Huế và sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân cũng như các tổ chức khác. Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hoá Huế (sau đây gọi là Hội ) với tư cách là một tổ chức Xã hội dân sự đồng hành cùng chính quyền và nhân dân Huế đã họp Ban Chấp hành về vấn đề này nêu quan điểm như sau :
1. Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tích cực ủng hộ và thực hiện chủ trương đúng đắn này của chính quyền.
2. Phối hợp với Giáo hội Phật giáo Huế vận động áp dụng hình thức an táng hỏa táng vừa phù hợp với truyền thống văn hóa Phật giáo vừa tiết kiệm quỹ đất giúp quy hoạch phục vụ an sinh cho tương lai .
Hiện tại có hai tấm gương lớn là Hoà thượng Thích Trí Quang và Thích Nhất Hạnh đều lựa chọn hình thức này với những lời dặn dò chu đáo về nghi thức giản dị khiến cho mọi người dân Huế hết sức xúc động.
3. Để lưu giữ trò cốt sau đi dời có 2 cách : hoặc xây Tháp Phổ đồng theo truyền thống Phật giáo hoặc tháp Linh hồn theo sáng tạo của họa sỹ Lê Bá Đảng. Hội sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết .
4. Kiến nghị Thành phố quyết định ngay việc nhập thiết bị hỏa thiêu vì nhu cầu cấp thiết trước mắt lẫn lâu dài .
Hội cũng sẵn sàng tư vấn cho việc mua sắm thiết bị lẫn tổ chức vận hành .
Vì một Huế đáng sống, vì một Giấc mơ Huế hãy cùng nhau hành động .
Thời gian không chờ đợi !
Luật sư Ngô Tiến Nhân, hội viên Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế