LẠI MỘT CÔNG TRÌNH QUY MÔ HẠ THẤP GIÁ TRỊ VĂN HÓA HUẾ ĐÁNG BUỒN

Hồi cuối năm ngoái, một nhà nghiên cứu Hội viên của Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đến thăm tôi. Trong câu chuyện Hội phải làm gì để đóng góp với Tỉnh trong kế hoạch chuẩn bị làm Thành phố di sản văn hóa trực thuộc Trung ương. Tôi nhắc lại những việc Hội đang theo đuổi thực hiện là Dựng tượng Trịnh Công Sơn hát Nối vòng tay lớn, biên soạn các nghệ sĩ tạo hình ở Huế sau thiên tài Hội họa Hàm Nghi/Tử Xuân. Anh bạn OK nhưng nhắc thêm: “Ngoài việc nghiên cứu và Phát triển Hội cũng nên giúp phản biện những công trình văn hóa hạ thấp giá trị văn hoá Huế rất tệ hại”. Tôi chia sẻ “Chuyện đó tôi đã phản biện nhiều rồi… Địa đạo Khe Trái, bãi đỗ xe trên đất Phủ Tôn Nhơn, xây dựng Resort trên đồi Vọng Cảnh, Từ điển Thừa Thiên Huế của PGS TS Đỗ Bang.v.v.”. Anh bạn bật mí “Nhưng chuyện này quan trọng lắm Hội không thể bỏ qua được: Phần Văn hóa trong bộ Địa chí Thừa Thiên Huế (TTH) anh không biết à?” Tôi thú thật: “TS Hồ Thắng –Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TTH có tặng cho tôi và Họa sĩ Đặng Mậu Tựu mỗi người một bộ 2 tập, nhưng đau mắt tôi chưa đọc được. Có chuyện gì vậy?”- Anh đọc đi sẽ rõ”. “Trời ơi không biết cặp mắt xuất huyết võng mạc của tôi có cho phép tôi đọc mấy ngàn trang bộ Địa chí Văn hóa của Tỉnh không? Cuối năm thăm nhau bằng một món nợ cầm bút này khổ quá!”.
Biết chạy trời không khỏi nắng. Nhân ba ngày tết con cháu về thăm lo chuyện nhà, tôi với kính lúp độ phóng lớn, mày mò xem hai tập Địa chí Văn hóa TTH:
Tập 1 dày 1143 trang, Tập 2 dày 1127 trang) do NNC Nguyễn Văn Tiến - Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển làm chủ nhiệm đề tài, NNC Trần Đại Vinh chủ biên với sự tham gia biên soạn của 18 nhà khoa học của tỉnh. Sách do Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế ấn hành năm 2020.
Theo thói quen, xem một công trình nghiên cứu tôi thường xem sách và tài liệu tham khảo trước. Qua đó tôi nghĩ đến những phát hiện mới trong công trình và có thể biết được phần nào những vấn đề cần có mà trong công trình thiếu. Tôi xem Tài liệu tham khảo biên soạn địa chí văn hóa TTH từ trang 925 đến 1980. Có 720 tác giả, bắt đầu từ P.Albrecheht, cuối cùng Xuân Yến. Đọc qua tôi có mấy nhận xét sau đây:
Bộ Địa Chí Thừa Thiên Huế tập I và tập II;

Bộ Địa Chí Thừa Thiên Huế tập I và tập II;

1.- Sắp xếp theo vần ABC theo tên người nhưng lại lấy nguyên họ tên đặt ra trước nên gây nên lộn xộn khó tra cứu. Nhiều mục cùng tác giả, cùng nội dung chỉ khác năm xuất bản được kê vô thư mục nhiều lần. Ví dụ số 304 Thái Văn Kiểm với Cố đô Huế xb năm 1960, sau tái bản y chang như thế lại được ghi thêm số 305 rồi không biết có tái bản năm nào nữa không mà lại kê thêm số 306 (tr.948). Thực tế Thái Văn Kiểm còn có nhiều tác phẩm nữa như Đất Việt Trời Nam, Việt Nam Gấm Hoa và nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Pháp nữa mà các NNC Địa Chí không biết;
2 - Tôi chưa đọc nội dung công trình Địa Chí nên không thể biết đây là thư mục mà các tác giả đã tham khảo để viết nên công trình hay đây là Thư mục văn hóa Huế nói chung mà các tác giả muốn cung cấp cho các nhà nghiên cứu văn hóa Huế sau này. Nếu đây là thư mục mà các tác giả đã tham khảo để viết nên công trình thì các sách cơ bản, tiêu biểu của văn hóa Huế cần phải có còn quá sức thiếu. Tôi sơ lược dẫn chứng một sô ít sau đây:
* Các Hoàng tộc: Ông Hoàng Nam Sách, ông Hầu (Ưng) Biều, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Ưng Thuyên, Ưng Quả, Viễn Đệ, Ưng Úy, Tôn Thất Tiết;
* Văn nghệ sĩ: Trần Trinh Soạn, Nhà thơ Ngô Kha, Trần Quang Long, Trịnh Công Sơn, ca sĩ Thanh Thúy, ca sĩ Hà Thanh, nhạc sĩ Nhị Hà, Nguyễn Đình Thị (người được vua Khải Định gửi đi học chơi vĩ cầm đầu tiên ở Cố đô Huế).v.v.
* Về cổ vật: Dương Đình Vinh, Trần Đình Sơn,
* Nhóm Lập Trường: Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Nguyễn Hữu Trí, Hoàng Văn Giàu.v.v.,
* Nghề nghiệp: Bà Thượng Trừng (thầu khoán làm ga Huế đầu tiên) , KTS Hồ Đắc Cáo (của Triều Nguyễn), Nhà báo Phạm Bá Nguyên;
- Nhóm giáo sư Đại học: Nguyễn Văn Trung, Lê Tuyên, TS Nguyễn Huy Nhu, Nguyễn Đình Hàm, Lê Hữu Mục, Nguyễn Văn Dương, Lê Hữu Khải; Linh mục Nguyễn Phương, Nguyễn Sĩ Hải; Đoàn Khoách;
- Nhóm các thầy cô dạy Quốc Học Đồng Khánh: Hoàng Thông, Nguyễn Văn Mại, Võ Liêm Sơn, Phạm Đình Ái, bà Nguyễn Đình Chi (Đào Thị Xuân Yến)
3. Địa chí TTH trải qua thời gian từ thuở sơ khai cho đến năm 2015. Từ thuở sơ khai đến Tháng 7/1954 các nhà nghiên cưu bây giờ có thể tham khảo tư liệu, báo chí, sách vở. Nhưng từ năm 1954 cho đến 2015 văn hóa TTH bị chia cách khá phức tạp: Đô thị Huế, chiến khu Thừa Thiên, người Huế tập kết ra Bắc, người Huế vào Sài Gòn, ra ngoại quốc. Cho đến nay chưa có đủ tư liệu văn hóa ở những vùng đất mà người Huế đã và đang sống. Ví dụ một nơi dễ nhất là Huế. Huế dưới chế độ Ngô Đình Diệm (1954-1963), Huế thời đấu tranh đô thị (1963-1968), Huế 1968-1975. Có nhiều chuyện mà các NNC biên soạn Địa Chí TTH hiện nay không thể dựa vào tài liệu mà phải điều tra, gặp gỡ nhân chứng. Do đó tôi thấy thiếu Tài liệu tham khảo của Địa Chí thiếu thành phần này. Nếu không có nhân chứng Địa Chí TTH làm sao ghi lại được Phong trào văn thơ âm nhạc vận động hòa bình những năm 1964-1966 tại Huế?
4.Các NNC trong Nhóm thực hiện Địa Chí lập bản Thư Mục tham khảo không bình thường. Các vị chọn tham khảo những sách quý vị thích chứ không phải theo yêu cầu vì văn hóa Huế. Các vị đã chọn của NNC Tôn Thất Bình 19 đầu sách (từ số 64 đến 83) (tr.929-931), nhưng chỉ chọn của PGS TS Đỗ Bang – tác giả của hàng chục công trình, hai đầu sách số 53 và 54 (tr.929), mà đầu sách 54 là tác phẩm Từ Điển Lịch Sử Thừa Thiên Huế năm 2000 là tác phẩm tệ hại nhất của giới cầm bút Xứ Huế. Và, lạ nhất: Nguyễn Đắc Xuân, cho đến năm 2017 Địa chí TTH được nghiệm thu thì Nguyễn Đắc Xuân đã xuất bản ít nhất 48 đầu sách về Triều Nguyễn và Huế xưa (Vào Wikipedia Tiếng Việt có thể đọc được danh sách sách này).. Thế mà các NNC Địa Chí chỉ tham khảo một đầu sách độc nhất (số 714) của Nguyễn Đắc Xuân là Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành, Huế, Nxb Thuận Hóa (không đè năm xuất bản). Thật khó hiểu. Tôi xin dẫn lại 48 đầu sách của Nguyễn Đắc Xuân đã xuất bản để độc giả tham khảo.
700 năm Thuận Hóa Phú Xuân Huế. Nhà xuất bản Trẻ. 2009, được Giải Bạc Sách hay năm 2009

700 năm Thuận Hóa Phú Xuân Huế. Nhà xuất bản Trẻ. 2009, được Giải Bạc Sách hay năm 2009

1. Hương Giang cố sự. Huế: Nhà xuất bản Sông Hương. 1986.
2. Những bí ẩn về cựu Hoàng đế Duy Tân. 1987.
3. Chuyện cũ Cố Đô. 1989.
4. Huế, Bác Hồ thời niên thiếu. Nhà xuất bản Trẻ. 1990.
5. Chuyện các bà trong cung Nguyễn (Ba tập) 1989, 1994, 1997.
6. Chuyện các ông hoàng triều Nguyễn. Sở văn hóa thông tin Thừa Thiên. 1991.
7. Phụ Chính Đại thần Trần Tiễn Thành. 1992.
8. Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung. Hà Nội: Nhà xuất bản Viện Sử Học Việt Nam. 1992.
9. Hướng dẫn đi thăm kinh thành. Nhà xuất bản Thuận Hoá. 1990.
10 .Histoire d’amour des dames dans le Palais des Nguyen. Nhà xuất bản The Gioi. 1993.
11. Cố đô Huế bí ẩn và khám phá. 1994.
12. Chuyện ba vua Dục Đức Thành Thái Duy Tân. 1995.
13. Chín đời Chúa và mười ba đời vua Nguyễn. 1997.
14. Princes, Seigneurs et Empereurs des Nguyên. The Gioi. 1996.
15. Cụ Hoàng Hương Sơn. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 1997.
16. Văn hoá Cố Đô. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 1997.
17. Bốn trăm năm chùa Thiên Mụ. 1998.
18. Chuyện tình và Thơ tình xứ Huế. 1998.
19. “Danh nhân” Nguyễn Hiển Dĩnh, ông là ai?. Houston, USA: Anh Trần Xuất bản. 1998.
20. Một trăm năm chợ Đông Ba. 1999.
21. Một trăm năm Khách sạn Sài Gòn Morin Huế.
Khách sạn Sài Gòn Morin, Huế. 2000.
22. Hỏi đáp về Triều Nguyễn và Huế xưa, (6 tập). TP HCM: Nhà xuất bản Trẻ. 2000.
23. Qua Pháp tìm Huế xưa. 2000.
24. Chuyện các quan triều Nguyễn. 2001.
25. Kiến thức về triều Nguyễn Và Huế Xưa, (4 tập). 2002.
26. Trịnh Công Sơn Có Một Thời Như Thế. 2003.
27. Đi Tìm Dấu Tích Thời Niên Thiếu Của Bác Hồ Ở Huế. Nhà xuất bản Văn Học. 2003.
28. Lễ tết Ăn chơi Trong Cung Nguyễn. 2004.
29. Đại học sĩ Trương Quốc Dụng. 2006.
30. Mừng ngày trở về của Nhạc sĩ Phạm Duy. 2006.
31. Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa. 2007.
32. Hỏi chuyện đời bà “thứ phi” Mộng Điệp với CH Bảo Đại. 2008.
33. Giải khăn sô cho Nhã Ca Trần Thị Thu Vân. Houston: Nhà xuất bản Đông Dương Thời Báo, Hoa Kỳ. 2008.
34. Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn-Cung điện Đan Dương thời Quang Trung ở Huế. Văn hóa Văn Nghệ TP HCM. 2017.
35. Tưởng nhớ Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. 2010.
36. Đi Tìm Dấu Tích Thời Niên Thiếu Của Bác Hồ Ở Huế. Nhà xuất bản Văn Học. 2003Phụ Chính Đại Thần Trần Tiễn Thành. 2010.
37. Nhánh tùng vườn An Hiên. 2010.
38. Trịnh Công Sơn có một thời như thế. 2011.
39. Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa (Tập I). 2011.
40. Chuyện Quý Bà giữa đời thường và trong cung Nguyễn. 2011.
41. Để Còn Nhớ Mãi. Nhà xuất bản Phụ Nữ. 2011.
42. Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa (Tập II). 2012.
43. Một trăm năm vui buồn Hoàng hậu Nam Phương. Nhà xuất bản Thuận Hóa.
44. Vua Hàm Nghi-một tâm hồn Việt ở chốn lưu đày. 2013.
45. Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế. 2014.
46. Nam bộ với triều Nguyễn và Huế xưa, Hồng Đức. 2015.
47. Đỉnh Xuất Kỳ Nhân. 2016.
48. 700 năm Thuận Hóa Phú Xuân Huế. Nhà xuất bản Trẻ. 2009
(nguồn: Nguyễn Đắc Xuân – Wikipedia tiếng Việt: https://vi.wikipedia.org)
Các đầu sách đã được vinh danh:
Cuốn 4. Huế, Bác Hồ thời niên thiếu. Nhà xuất bản Trẻ. 1990 và cuốn 36. Đi Tìm Dấu Tích Thời Niên Thiếu Của Bác Hồ Ở Huế. Nhà xuất bản Văn Học. 2003 là cơ sở thông tin lịch sử đầu tiên để xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế ngày nay. Tác giả được Hội Văn học Nghệ thuật VN tặng thưởng 25 triệu đồng;
Cuốn số 9: Hướng dẫn đi thăm kinh thành. Nhà xuất bản Thuận Hóa. 1990. Được dịch qua tiếng Pháp và Tiếng Anh, năm 1996 được chọn đưa lên Trang Web của UNESCO tại Paris (Theo thông tin của bà Tôn nữ Quỳnh Tư làm việc cho UNESCO tại Pháp);
Cuốn 48:700 năm Thuận Hóa Phú Xuân Huế. Nhà xuất bản Trẻ. 2009, được Giải Bạc Sách hay năm 2009. (Năm 2009 không có Giải vàng);
Trên đây là ý kiến của tôi khi đọc Tư liệu tham khảo biên soạn địa chí TTH. Điều đó không có nghĩa tôi không biết khi biên soạn các tác giả không cần tham khảo sách. Tôi sẽ đọc nội dung xong mới có thể các nhà biên soạn Địa Chí đã sử dụng sách, tư liệu tham khảo như thế nào.
Sẽ đọc tiếp Nhân vật văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế.
                                                  Huế, Chủ nhật 6-2-2022
                                                              N.Đ.X.

Bình luận


Chưa có bình luận!


Bài viết trước đó
Bài viết kế tiếp

Trở lại đầu trang