NHÂN VẬT VĂN HÓA TTH CHỈ CÓ 105 NGƯỜI NHƯ THẾ SAO?

Tiếp sau tư liệu tham khảo, sách Địa Chí TTH (Tập II) đăng Phụ lục Nhân Vật Văn Hóa Tỉnh Thừa Thiên Huế (981-1018), tôi đếm được 105 vị, sắp xếp theo bảng chữ cái, theo họ, khác với sắp xếp theo tên như tài liệu tham khảo. Tiền hậu bất nhất. Người đầu tiên là Bùi Công Trừng (1902-1977). Vì thời gian vầ mắt mờ tôi chưa thể đọc kỹ để xét về tiêu chí, độ tin cậy đã đúng chưa. Tôi tạm xem việc biên soạn 105 nhân vật văn hóa của Địa Chí đã ổn. Tôi cũng không có thì giờ tra cứu trong Đại Nam Liệt truyện, Nguyễn Phúc tộc Thế phả, Từ điển Nhà Nguyễn (Võ Hương An, Từ điển Danh tăng Việt Nam,Từ điển Danh nhân Việt Nam, Từ điển Văn hóa Việt Nam để xem thử còn có những ai là nhân vật văn hóa chưa được Địa Chí TTH ghi tên.

Sau đây tôi chỉ đọc tên các nhân vật trong Địa Chí, tôi dừng lại ở những tên gợi cho tôi nhớ đến những nhân vật tôi đã đọc, đã viết thành sách mà Địa Chí TTH bỏ sót.
1. Đọc Bùi của Bùi Công Trừng (số 1), gợi nhớ Bùi Đắc Tuyên thời Quang Toản (1782-181), liên quan đến thơ văn Ngô Thì Nhậm, thơ văn Phan Huy Ích;
2. Đọc Bửu Kế (số 4), nhớ Bửu Hội (nhà nghiên cứu Y học ở Pháp);
3. Đọc Cao Đình Độ (6) nhớ đến Cao Xuân Dục (với Quốc sử quán nhà Nguyễn), Cao Xuân Chuân;
4. Đào Duy Từ (10) nhớ đến Nhà soạn tuồng Đào Tấn (Vạn Bửu Trình Tường, Quân Phương Hiến Thụy, nhớ ông bà Đào Duy Anh, Trần Thị Như Mân, Đào Đăng Vỹ, Đào Thị Xuân Yến (tức bà Nguyễn Đinh Chi, vườn An Hiên);
5. Đọc Đặng Văn Hòa (13) nhớ Đặng Văn Ngữ (nhà Y học);
6. Hoàng Trọng Miên (17) nhớ Hoàng Trọng Thược, nhớ Hoàng Yến (tác giả các nghiên cứu đàn, ca Huế); nhớ Hoàng Thị Kim Cúc (Đây thôn Vĩ Dạ, chuyên gia gia chánh);
7. Đọc Hồ Đắc Hàm (18) nhớ KTS của nhà Nguyễn Hồ Đắc Cáo;

 

Nhà soạn tuồng Đào Tấn

Nhà soạn tuồng Đào Tấn

Ông bà học giả Đào Duy Anh-Trần Thị Như Mân

Ông bà học giả Đào Duy Anh-Trần Thị Như Mân

8. Đọc Lê Văn Ngăn (29), nhớ Lê Văn Miến (họa sĩ cùng với vua Hàm Nghi mở đầu cho lịch sử Hội họa VN theo phong cách Tây phương); Lê Đình Thám (Chấn hưng Phật giáo), Lê Văn Hoàng (Làm việc ở Ngự tiền Văn phòng của Cựu hoàng Bảo Đại, dạy Văn hóa Huế và chữ Hán cho nhiều thế hệ Sinh viên Huế); Lê Văn Hảo, Lê Tuyên;
9. Đọc Nguyễn Đình Chiểu (38) nhớ bà quả phụ Nguyễn Đình Chi ( tức Đào Thị Xuân Yến đã nhắc số 4 ), Nguyễn Huy Nhu (TS thời Nguyên, Hội Khổng học, đào tạo nhiều thế hệ Hán học),Nguyễn Đình Hàm Hiệu trưởng Quốc Học, Giáo sư Đại học Sư phạm Huế),
10. Đọc Liễu Quán nhớ Thích Đại Sán (Hải Ngoại Kỷ Sự), các tổ Nguyên Thiều, Tử Dung của Quốc Ân, Từ Đàm.v.v.
11. Đọc Nguyễn Khoa Vi (440 nhớ Nguyễn Khoa Bội Lan; Nguyễn Khoa Tân (Đàn ca Huế, Chấn hưng Phật giáo);
12. Đọc Nguyễn Lộ Trạch (44) nhớ Nguyễn Trường Tộ;
13. Đọc Nguyễn Trọng Cẩn (số 62) nhớ Nguyễn Tiến Lãng (rể Phạm Quỳnh, viết về Huế bằng Pháp ngữ); Nguyễn Thúc Tuân (Hoạt động Hướng Đạo, thầy giáo Tiếng Anh, hoạt động Y dược);
Bà quả phụ Nguyễn Đình Chi (Đào Thị Xuân Yến)

Bà quả phụ Nguyễn Đình Chi (Đào Thị Xuân Yến)

14. Đọc Nguyễn Văn Thương nhớ GS Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Dương ĐH Văn Khoa Huế, nhớ Nguyễn Anh (t/c Đại học Huế);
15. Đọc Phạm Đăng Trí (69) nhớ Phạm Quỳnh (Mười ngày ở Huế), nhớ Phan Khôi, nhớ Phạm Duy với hàng loạt bài ca sáng tác từ thang âm ngũ cung lơ lớ của Huế; nhớ họa sĩ Mai Thứ (Mai Trung Thứ);
16. Đọc Thái Ngọc San (76) nhớ Thái Văn Kiểm (Cố đô Huế, Đất Việt Trời Nam, Việt Nam Tinh Hoa); nhớ đạo diễn, làm phim Thái Thúc Nha, họa sĩ Thái Bá,
17. Đọc Thân Trọng Huề (77) nhớ ông bà BS Thân Trọng Phước, thi sĩ Thân Thị Ngọc Quế, thầy giáo Thân Trọng Ninh;
18. Đọc Thích Đôn Hậu nhớ Thích Chơn Thể (tự thiêu để chống chế độ Thiệu Kỳ), Thích Chơn Thiện;
19. Đọc Thích Nữ Trí Hải nhớ họa sĩ Tôn nữ Ngọc Phượng (?) ,
20. Đọc Thiện Siêu nhớ Thích Thiện Minh, nhớ Thích Minh Châu
21. Đọc Tôn Thất Dương Kỵ nhớ Tôn Thất Dương Tiềm;
22. Dọc Tôn Thất Văn nhớ HS Hiếu Đệ, HS Hoàng Hương Trang, HS Đinh Cường, ĐKG Lê Thành Nhơn;
23. Đọc Trần Quang Long nhơ Lê Uyên Nguyên (Lê Hiếu Đằng), nhớ Thanh Thuyền, Tường Phong, Diên Nghị, Hạnh Lang, Ái Phượng Liên, Cao Hoàng Nhân, Trịnh Cung, Thanh Nhung, Phong Sơn Phan Mỹ Trúc;
24. Tiễn Thành nhớ thầy thuốc Đông y Trần Tiễn Hy;
25. Đọc Trần Văn Kỷ (101) nhớ Trần Văn Dĩnh (Hoa Kỳ),
Họa sĩ Mai Thứ (Mai Trung Thứ)

Họa sĩ Mai Thứ (Mai Trung Thứ)

Cô Hoàng Thị Kim Cúc.

Cô Hoàng Thị Kim Cúc.

Tổng hợp:
A: Ái Phượng Liên;
B: Bùi Đắc Tuyên, Bửu Hội
C: Cao Xuân Dục, Cao Xuân Chuân; Cao Hoàng Nhân;
D: Diên Nghị;
Đ: Đào Tấn,Đào Duy Anh, Đào Đăng Vỹ, Đào Thị Xuân Yến (Quả phụ Nguyễn Đình Chi), Đặng Văn Ngữ (Y học), Đinh Cường (HS),
H: Hạnh Lang, Hiếu Đệ (HS), Hoàng Hương Trang (HS, văn sĩ), Hoàng Thị Kim Cúc, Hoàng Yến, Hồ Đắc Cáo (KTS), Hạnh Lang,
L: Lê Văn Miến (HS), Lê Đình Thám (Cư sĩ), Lê Văn Hoàng (Thầy giáo), Lê Văn Hảo (TS), Lê Tuyên (Thầy giáo), Lê Thành Nhơn (Đkg), Lê Uyên Nguyên (Lê Hiếu Đằng nhà thơ)
M: Mai Thứ (Mai Trung Thứ, HS))
N: Nguyên Thiều (Tổ đình Quốc Ân), Nguyễn Anh (Hoàng Diệp, t/c Đại học Huế); Nguyễn Đình Hàm (Thầy giáo),Nguyễn Huy Nhu (TS Hán học thời Nguyễn), Nguyễn Khoa Bội Lan, Nguyễn Khoa Tân (Chấn hưng Phật giáo, đàn ca Huế), Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thúc Tuân, Nguyễn Tiến Lãng, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Văn Trung.
P: Phan Xuân Sanh (HS), Phạm Quỳnh, Phạm Duy
T: Thái Bá (HS),Thái Văn Kiểm,Thái Thúc Nha,Thân Thị Ngọc Quế, Thân Trọng Ninh,Thân Trọng Phước (BS),Thích Chơn Thể, Thích Chơn Thiện, Thích Đại Sán, Thích Minh Châu,Thích Thiện Minh, Tôn Thất Dương Tiềm; Trần Tiễn Hy; Trần Thị Như Mân, Trần Văn Dĩnh (Hoa Kỳ), Tử Dung (Tổ đình Từ Đàm).
Suốt ngày hôm nay tôi đọc Nhân vật văn hóa Tỉnh Thừa Thiên Huế, những tên người ấy gợi cho tôi nhớ lại những nhân vật tôi đã viết hay đã nghiên cứu. Nhiều nhân vật tôi nhớ họ mà không nhớ tên và ngược lại nhớ tên mà không nhớ họ. Do đó tôi chỉ nêu thêm trên 60 tên tôi biết chắc là đúng. Nếu có thời gian đọc lại trước tác của mình tôi có thể bổ sung thêm hàng chục tên nữa. Điều tôi khó hiểu là đã có biết bao người ngoại quốc đã hoạt động văn hóa thành danh ở Huế mà sao Địa Chí Thừa Thiên Huế không nêu được một người nào. Nhân vật văn hóa của một Cố đô rất nhiều nên không ai có thể vỗ ngực cho rằng mình biết hết. Thiếu là chuyện tất nhiên. Những nhân vật văn hóa Thừa Thiên Huế mà thiếu những nhân vật tiêu biểu như tôi đăng ảnh thì không thể chấp nhận được. Các nhà biên soạn Địa Chí TTH xử lý ra sao?
                                      Huế, ngày 7-2-2022
                                              N.Đ.X.

Bình luận


Chưa có bình luận!


Bài viết trước đó
Bài viết kế tiếp

Trở lại đầu trang