NHÌN LẠI 2 NĂM HOẠT ĐỘNG Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế (2021 và 2022)

          Thân kính chào quý thân hữu, quý anh chị đối tác,

          Thân quý chào các hội viên chính thức, các hội viên tán trợ, các cảm tình viên của Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế!

  1. Tổ chức Hội. Hội ra đời trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid 19 khởi phát và hoành hành vô cùng ác liệt. Trải qua hai năm (2021-2022) cái chết rập rình trước cửa mọi nhà, toàn thể anh chị em hội viên chúng ta ở cả ba miền đất nước đều may mắn được bình an và được gặp lại hôm nay dưới mái nhà từng là trụ sở UBND TP Huế thân yêu, nay là Trung tâm Văn hóa Thông tin của thành phố, thật là một hạnh phúc hiếm có. Nhân buổi gặp mặt này chúng ta có dịp nhìn lại những hoạt động của Hội trong hai năm vừa qua để tiếp tục hoạt động trong năm mới, để cống hiến cho thành phố văn hóa di sản trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Ngày Đại hội thành lập có 67 Hội viên sáng lập (Huế - 56, TP Hồ Chí Minh 13, Hà Nội - 4), trong đó có một Hội viên tán trợ (TS Thái Kim Lan). Sau Đại hội có thêm 8 hội viên trẻ, trong đó có 1 Hội viên tán trợ ở Pháp (BS Gérard Chapuis). Hiện nay Hội chúng ta có 75 hội viên.

- Để có nơi làm việc, giao tiếp với giới nghiên cứu, người yêu di sản văn hóa Huế, lưu giữ tài sản của Hội, ngày 20/4/2021 Hội chính thức mở cửa và giới thiệu Văn phòng Hội, tại 3/7 Nguyễn Công Trứ, Huế (nhà riêng của Chủ tịch Hội Nguyễn Đắc Xuân) với sự có mặt của các cơ quan ban ngành chức năng, các nhân sĩ, trí thức, báo chí và các Hội viên, các thành viên tán trợ của Hội. 

Hội có Thư ký Thường trực văn phòng,

Từ ngày mới ra đời Hội đã đã mở trang web huehoc.com. Đây là phương tiện đăng tải các hoạt động nghiên cứu giao lưu với bạn đọc trên toàn thế giới. Qua trang Web Hội đã được nhiều nhà nghiên cứu ở Pháp và ở Mỹ tham gia Hội với tư cách thành viên hợp tác.

Ngày mở cửa và giới thiệu Văn phòng (20/4/2021), Hội đã nhận được quà tặng của:

 - Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, tặng một máy laptop hiệu Hp và một máy scan hiệu Canon.

- Viện Nghiên cứu và Phát triển Thừa Thiên Huế tặng một máy in hiệu Cannon.

- Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tặng một bộ 10 tập “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”.

- Doanh nhân Đào Hồng Tuyển đảo Tuần Châu qua Hãng Lữ hành Vietravel tặng toàn bộ tủ, bàn trong văn phòng, gồm 4 tủ đứng và 2 chiếc bàn, trị giá khoảng 46 triệu đồng.

- Gia đình NS Trịnh Công Sơn tặng 10 triệu đồng.

Hội đã lập hai tài khoản Ngân hàng: Tài khoản ở Vietcombank CN Huế do Hội đứng tên số: 101 877  1786 và tài khoản dựng tượng NS Trịnh Công Sơn số: 016 100 167 1619,

Để giới thiệu hoạt động nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế ở miền Nam, ngày 5/1/2021, Hội tổ chức cuộc Họp mặt thân hữu yêu Huế, giới nghiên cứu, báo chí giới thiệu Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế tại tòa soạn báo Giác Ngộ 85 Nguyễn  Đình Chiểu, Q.3 TP.HCM. Gặp gỡ được nhiều NNC Huế và được nhiều tổ chức đặt hàng nghiên cứu giới thiệu một số đề tài triều Nguyễn và Huế ở miền Nam. 

- Ngày 29/3/2021: Tham dự cuộc họp báo quốc tế về NS Trịnh Công Sơn tại khách sạn Métropole, 15 Ngô Quyền, Hà Nội, giới thiệu Hội và dự án dựng tượng NS Trịnh Công Sơn đứng hát Nối Vòng Tay Lớn tại Huế.

Hội nghị tổng kết hai năm nhìn lại tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao

Hội nghị tổng kết hai năm nhìn lại tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao

  1. Hai năm hoạt động của Hội.

Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa thuộc lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, các hội viên phần lớn tuổi cao, sức khỏe kém, kinh phí tự túc, thực hiện trong hoàn cảnh bão Covid 19 hoành hành nên trải qua hai năm 2021-2022 Hội chỉ thực hiện được một số hoạt động rất khiêm tốn. Những hoạt động có ý hướng khám phá những di sản còn ẩn trong những góc khuất, phản biện những thông tin sai lệch về lịch sử văn hóa Huế, sưu tập thông tin tư liệu lưu lại cho thế hệ nối tiếp khám phá những gì mà thế hệ hôm nay chưa thực hiện được. Trong khả năng của mình Hội tư vấn cho các đối tác thực hiện các công trình nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế của họ.

2.1. Nghiên cứu và Phát triển.

2.1.1 Thành lập Ban Vận động và kêu gọi đóng góp mỗi người một giọt đồng để đúc tượng NS TCS đứng hát Nối Vòng Tay Lớn (cho đến nay đã nhận được 11 phác thảo tượng NS TCS từ các điêu khắc gia ở Hà Nội,TP.HCM, Đà Nẵng, Huế). Tổng số tiền mà tài khoản dựng tượng NS TCS đã nhận được hơn 180 triệu đồng, gửi tiết kiệm ngân hàng là: 150 triệu đồng;

2.1.2. Ngày 02/4: Báo cáo phương án thiết kế quy hoạch địa điểm dựng tượng NS Trịnh Công Sơn tại đường Trịnh Công Sơn, P. Gia Hội. Dự án được UBND tỉnh và các ngành chức năng thông qua;

2.1.3. Ngày 3/8/2021, nhân Kỷ niệm 150 năm sinh của vua Hàm Nghi, Hội tổ chức tọa đàm khoa học: "Hàm Nghi - nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" -  tại Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao  TP Huế. Cuộc tọa đàm được đại diện các ngành văn hóa, nghệ thuật, các nhân sĩ trí thức tham dự đông đủ. Tài liệu, thông tin khoa học phục vụ Tọa đàm có Kỷ yếu đăng bài của nhiều tác giả trong và ngoài nước kèm theo.

2.1.4. Ngày 5/10/2021: Nhân 100 năm sinh của NS Phạm Duy, Hội tổ chức buổi sinh hoạt Phạm Duy với Huế tại Nhạc viện Huế . Nhân dịp này Hội phát hành cuốn sách "Nhạc sĩ Phạm Duy biết ái tình ở dòng sông Hương" để gây quỹ cho Hội.

2.1.5. Qua năm 2022, Hội in cuốn sách “Huế với 100 năm sinh nhạc sĩ Phạm Duy” giữ lại những tham luận, bài viết ý kiến của những người yêu nhạc Phạm Duy trong kỷ niệm 100 năm sinh NS Phạm Duy tổ chức tại Nhạc viện Huế ngày 5/10/2021.

2.1.6.  Ngày 23/4/2022 Hội phối hợp với ông Phạm Dzũng – Nhóm bạn Cố đô Huế tại Hà Nội tổ chức chương trình Đêm nhạc Ý Lan tại Nhà hàng Cocodo.

2.1.7. Chuẩn bị tổ chức trưng bày 11 phác thảo tượng NS TCS của các điêu khắc gia Huế, Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, để lấy nhận xét của quần chúng trước khi có một hội đồng chuyên trách chọn lựa một phác thảo tốt nhất.

2.1.8. Hội đồng hành với BS Gérard Chapuis hoàn thành được tác phẩm “HÀM NGHI HỒI ỨC CON ĐƯỜNG EL-BIAR”. Trung tâm BTDT Cố đô Huế đang biên tập để xuất bản.

Ông Phan Ngọc Thọ - Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy bày tỏ tình cảm đối với Hội

Ông Phan Ngọc Thọ - Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy bày tỏ tình cảm đối với Hội

2.2. Tư vấn, giới thiệu các đối tác gần xa.

2.2.1. Giúp thông tin cho khu du lịch Happyland Long An thành lập Tủ sách Chín đời chúa Nguyễn và Nhà Nguyễn với Đồng bằng Sông Cửu Long.

2.2.2. Góp ý cho Chủ tự Đền thờ vua Gia Long ở Phú Quốc trong việc đúc tượng vua Gia Long.

2.2.3. Giới thiệu các nhà nghiên cứu yêu Huế ở Pháp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sang Pháp sưu tập thông tin tư liệu về vua Hàm Nghi ở chốn lưu đày;

2.2.4. Vận động chủ đầu tư tượng NS Trịnh Công Sơn của nghệ sĩ Trương Đình Quế hiến tặng cho thành phố Huế.   

         2.3. Phản biện công trình Địa Chí TTH, Phần Văn hóa, việc phai quật chung quanh di tích Núi Bân;

  1. Hoạt động của Hội viên. Thực hiện chủ trương Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế các hội viên trong hoàn cảnh và điều kiện làm việc riêng của mình đã có nhiều hoạt động như in sách, viết báo, tổ chức các sự kiện về ẩm thực, góp ý kiến, cố vấn, quy hoạch cho nhiều đối tác trong và ngoài thành phố Huế. Đang có hướng ra cả nước ngoài yêu Huế.

Trong hai năm qua Hội viên của Hội đã xuất bản trên 10 đầu sách :Lê Tân (cùng với TS Trần Đình Hằng chủ biên): Tiếp cận Văn Hóa Ẩm Thực Huế), Nguyễn Văn Hiền Viên Hằng (Thao thức tình quê), Hồ Vĩnh (Cố Đô Huế Dấu Ấn Thời Gian), Thanh Tùng (Hoàn thành bộ hồi kí 3 tập (mới in tập 1); và in cuốn chuyên đề Phỏng vấn), Phan Tấn Tô (Đại Nam Thái Y Viện Danh Dược Tiến Vua); Mai Thị Trà (Ấm thực chay, Chè Huế), Nguyễn Đắc Xuân (Phản Biện, Người Cầm Bút Xứ Huế, Tham Luận, Biên Khảo, Đời Thơ Tôi); Hoàng Thị Thọ (tái bản cuốn Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế, đang thực hiện cuốn Trung học Phú Lộc- Về lại trường xưa).v.v.   

 

  1. Những việc Hội đầu tư công sức nhưng chưa có kết quả.

Theo gợi ý của một vị lãnh đạo Tỉnh, Hội đã thiết kế công trình viết về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của 21 họa sĩ cận đại Huế, (người đứng đầu là vua Hàm Nghi) nhưng rất tiếc Hội gửi hồ sơ xin tài trợ qua Sở Khoa học và Công nghệ chờ đợi gần hai năm không được Quỹ sáng tạo của Tỉnh hồi âm. Hội đành phải hủy hợp đồng với các tác giả, trong đó có cả người ở nước ngoài.

  1. Những việc Hội đang thực hiện:

5.1. Bộ sưu tập sách, tài liệu, hình ảnh về cuộc vận động của Phật giáo đòi chế độ Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách bình đẳng tôn giáo năm 1963. Sang năm 2023, sự kiện ấy vừa tròn 60 năm.

5.2.Giúp làng Dã Lê Chánh, phường Thủy Vân, tìm hiểu, nghiên cứu công trình Miếu Đôi.

5.3. Hoàn thành bộ sách, tư liệu, hình ảnh vua Gia Long cho đền thờ vua Gia Long ở Phú Quốc.

5.4. Phối hợp với Trung tâm BTDTCĐ Huế tổ chức Không gian trưng bày hình ảnh, tranh, tài liệu, hiện vật về vua Hàm Nghi với chủ đề “NHÀ VUA YÊU NƯỚC HÀM NGHI- HỌA SĨ TÀI HOA Ở CHỐN LƯU ĐÀY”

5.5. Phối hợp với Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức trưng bày tư liệu Đường đến Đan Dương và tọa đàm những vấn đề cần bàn về các di tích vua Quang Trung ở Huế.

5.6.Tiếp tục hoàn chỉnh tủ sách Huế. 

Tham dự buổi tổng kết có ông Phan Ngọc Thọ, ông Lê Thành Long - Chủ tự đền thờ vua Gia Long ở Phú Quốc và các hội viên

Tham dự buổi tổng kết có ông Phan Ngọc Thọ, ông Lê Thành Long - Chủ tự đền thờ vua Gia Long ở Phú Quốc và các hội viên

  1. Những việc sẽ thực hiện.

         6.1. Vua Gia Long Với Đồng Bằng Sông Cửu Long - cho Đền thờ vua Gia Long ở Phú Quốc.

6.2. Vận động kinh phí giúp làng Dã Lê Chánh trùng tu Miếu Đôi – một di tích ở làng quê có giá lịch sử.

6.3. Sưu tập sách, tư liệu, hình ảnh về Nam Bộ thời các chúa Nguyễn và Triều Nguyễn cho Khu Du lịch Happyland ở Long An.

6.4. Mỗi tháng thực hiện một buổi nói chuyện về lịch sử văn hóa Huế tai Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao của thành phố Huế.

Kết  luận: Huế là thành phố cổ, các hội viên làm được việc trong Hội đều cao tuổi nhưng những việc Hội đã thực hiện được đều như mới bắt đầu. Có được những kết quả bước đầu đó là do nỗ lực của hội viên. Nỗ lực đó được lãnh đạo Tỉnh và Thành phố quan tâm động viên, được các mạnh thường quân gần xa nhiệt thành hỗ trợ.

Tôi xin thay mặt cho Ban Chấp hành và 75 Hội viên cảm ơn lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo thành phố Huế, mà người thường trực đứng đầu là ông Phan Ngọc Thọ. Qua năm mới, Hội tiếp tục hoạt động góp phần Phát triển văn hóa, con người Huế theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Kính mong được Tỉnh và Thành phố quan tâm tạo điều kiện cho Hội hoạt động, chia sẻ những sản phẩm do công sức của toàn thể hội viên của Hội làm nên.

Kính chúc quý vị lãnh đạo Tỉnh, Thành phố, các ngành chức năng, quý đối tác gần xa, và toàn thể Hội viên sức khỏe, chuẩn bị đón Mùa xuân mới 2023 với những thành tựu về mọi mặt mới.

                                                                          Ban Chấp Hành Hội

Bình luận


Chưa có bình luận!


Bài viết trước đó
Bài viết kế tiếp

Trở lại đầu trang