ĐƯỜNG SÁCH ĐIỂM HẸN CỦA TÔI Ở SÀI GÒN

Tôi có duyên nợ với sách nên may mắn có mặt trong cuốn phim đầu tiên giới thiệu Đường Sách Sài Gòn của Đài Truyền hình VN. Từ đó, ngoài nhà các con tôi, Đường Sách Sài Gòn là địa chỉ thứ hai không thể không đến mỗi lần tôi vào TP HCM. Những người sáng lập nên Đường Sách từng lãnh đạo Nxb Trẻ xuất bản sách cho tôi, Đường Sách có các quầy bán sách của tôi. Nhưng thân thiết nhất Đường Sách là điểm hẹn gặp gỡ, giao tiếp, làm việc thân tình. Chuyến đi TP HCM vừa qua còn để lại trong nhật ký của tôi mấy chuyện không thể quên sau đây.
1. Để phục vụ cho Kỷ niệm 60 năm cuộc vận động của Phật giáo chống chế độ Ngô Đình Diệm đòi bình đẳng tôn giáo (1963-2023) sắp tới tôi đang tích cực sưu tập hình ảnh, tư liệu, sách báo có liên quan đến sự kiện lịch sử ấy. Tôi hẹn anh Nguyễn Hạnh (Phó TBT báo Xưa Nay) ở Đường Sách. Cùng đi với anh Hạnh là một vị Giáo sư ở Pháp mới về. Để có một bất ngờ “lịch sử” anh Hạnh giấu không báo cho tôi biết trước người cùng đi với anh là ai. Đó là Giáo sư Vũ Hoàng Dũng con trai của cụ Vũ Văn Mẫu tác giả sách Sáu Tháng Pháp Nạn – cuốn sách mà tôi đang tích cực tìm. Một cuộc trò chuyện về lịch sử. Không những chuyện Cuộc vận động của Phật giáo năm 1963 mà liên hệ đến nhiều chuyện bà con nội ngoại liên quan đến nhiều nhân vật lịch sử. Thân mẫu của GS Vũ Hoàng Dũng – bà Hoàng Thị Nguyệt My – cháu nội của cụ Hoàng Cao Khải, cháu ngoại của cụ Dương Lâm. GS Vũ Hoàng Dũng cùng vai vế với cụ Ưng Thi (cháu nội của Tùng Thiện Vương). Cụ Ưng Thi trước 1975 là chủ Rạp Rex SG, chú ruột của Bửu Tôn – nguyên Phó Đoàn trưởng Đoàn SVPT Huế với tôi. Nhờ cụ Ưng Thi hướng dẫn mà tôi tìm đến được lăng mộ vua Hàm Nghi ở Thonac/Dordogne Pháp quốc. Cuộc hẹn chỉ gặp nhau một lúc thôi, thế mà chuyện này kéo qua chuyện kia như không dứt được. Mới gặp nhau lần đầu mà như đã quen nhau từ thuở ấu thơ. Anh Nguyễn Hạnh tạo cho tôi một bất ngờ, không ngờ hai chúng tôi đáp lại tạo cho anh Nguyễn Hạnh một bất ngờ khác mà anh chưa bao giờ nghĩ tới.
Bất ngờ gặp GS Vũ Hoàng Dũng – con trai của cụ Vũ Văn Mẫu tác giả Sáu Tháng Pháp Nạn.

Bất ngờ gặp GS Vũ Hoàng Dũng – con trai của cụ Vũ Văn Mẫu tác giả Sáu Tháng Pháp Nạn.

Giáo sư Vũ Hoàng Dũng ghi lại vài điểm cần nhớ;

Giáo sư Vũ Hoàng Dũng ghi lại vài điểm cần nhớ;

Vài điểm cần nhớ;

Vài điểm cần nhớ;

2. Tiếp anh Ba Thanh (Hồ Thủy Tinh) cháu của nhà dân tộc nhạc học Trần Văn Khê vừa ở Pháp về và Lê Thị Ngọc Hân – nguyên thư ký của Thầy Khê. Xa nhau lâu ngày, gặp lại cả ba người sức khỏe đều bình thường rất mừng. Quen thân nhau qua tang lễ Thầy Khê cho nên gặp nhau không có chuyện gì khác ngoài chuyện “hậu sự” của Thầy Khê. Nhà 32 Huỳnh Đình Hai ở Bình Thạnh, chính quyền rút lại chuyển làm Trung tâm Bảo tồn Di tích TP HCM không còn là Nhà lưu niệm Trần Văn Khê như đã hứa với Thầy Khê lúc sinh thời. Trên 500 thùng tài liệu sách vở hiện vật âm nhạc VN và quốc tế không biết đang được lưu giữ ở đâu. Quỹ Học bổng Trần Văn Khê đã được thành lập chưa thấy hoạt động cấp phát học bổng cho ai cả. Còn chuyện mồ mã của thân sinh thân mẫu của Thầy Khê ở Vĩnh Kim không biết đang dịch chuyển đi đâu. Cô Nguyễn Hữu Thiên Nga – con gái của KTS N.H.T. giữ trên tám trăm mười triệu tiền phúng điếu đã cắt liên lạc với Nhóm Thân hữu của Thầy Khê, không nộp tiền vào Quỹ Học bổng Trần Văn Khê, Anh Ba Thanh đại diện cho gia đình Thầy Khê đã gửi cho Nhóm Thân hữu của Thầy Khê một lá thư. Tôi chờ ý kiến của nhà báo Thế Thanh- người cùng với Đại học Văn Lang lập Quỹ Trần Văn Khê và cũng là người phát ngôn chính của Nhóm Thân hữu. Quá khứ đã qua rồi, tương lai chưa tới, trong giây phút hiện tại chỉ biết “Nhờ ơn trên” thôi.

Cuộc gặp mặt nhớ lại chuyện “hậu sự” của nhà dân tộc nhạc học Trần Văn Khê;

Cuộc gặp mặt nhớ lại chuyện “hậu sự” của nhà dân tộc nhạc học Trần Văn Khê;

3. Ở Huế, thỉnh thoảng có độc giả đến thăm Gác Thọ Lộc nhờ tôi ký vào một hay vài cuốn sách họ đã mua ở đâu đó. Lần này vào TP HCM, có độc giả mời tôi đến nhà ăn cơm để họ giới thiệu bộ sưu tập sách Nguyễn Đắc Xuân. Tôi không đến được nên cũng hẹn gặp mặt ở Đường Sách. Sáng 26-9-2022, tại Đường Sách tôi đã rất vui ký ba bốn chục đầu sách của tôi. Nhiều cuốn xuất bản từ đầu những năm 90 của Thế kỷ trước. Nhiều cuốn không còn trong bộ sách lưu của tôi. Đời là vô thường nhưng ít ra tôi cũng có tin sau ngày tôi giã biệt cuộc đời những đứa con tinh thần của tôi vẫn còn sống tiếp trong các gia đình. Đó là hạnh phúc của người cầm bút viết sự thật.
Mỗi lần đến Đường Sách Sài Gòn tôi lại nhớ anh Lê Hoàng và chị Thu Nguyệt. Nhớ hai vị đã hứa giúp Thành phố Huế lập Đường Sách Huế. Lúc ấy Chủ tịch Thành phố hứa xây dựng xong hệ thống thoát nước từ đường Lê Lợi ra sông Hương xong sẽ tổ chức Đường Sách Huế. Nhưng rồi, các cống thoát nước xây dựng xong từ lâu, trải qua ba đời Chủ tịch Thành phố chuyện Đường Sách Huế hầu như không còn nhắc lại nữa. TTH có Phu Văn Lâu, có sông Ô Lâu và chuyện Đường Sách Huế còn lâu mới được nhắc lại. Buồn thiệt.
Tác giả NĐX ngồi tại Đường Sách SG  ký tên vào sách của độc giả SG.

Tác giả NĐX ngồi tại Đường Sách SG ký tên vào sách của độc giả SG.

Tác giả NĐX ngồi tại Đường Sách SG  ký tên vào sách của độc giả SG.

Tác giả NĐX ngồi tại Đường Sách SG ký tên vào sách của độc giả SG.

Tác giả NĐX ngồi tại Đường Sách SG  ký tên vào sách của độc giả SG.

Tác giả NĐX ngồi tại Đường Sách SG ký tên vào sách của độc giả SG.

Bình luận


Chưa có bình luận!


Bài viết trước đó
Bài viết kế tiếp

Trở lại đầu trang