Sau hơn 1/3 thế kỷ đi tìm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung ở Huế, nhờ lịch sử thăng trầm của chùa Thiền Lâm mà chúng tôi đã xác định được địa điểm Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn là tiền thân của Cung điện/lăng Đan Dương của Hoàng đế Quang Trung tại vị trí chùa Vạn Phước ngày nay. Để có thể dựa vào chùa Thiền Lâm chúng tôi đã có một quá trình thu thập tư liệu từ Hải Ngoại Kỷ Sự của Thích Đại Sán, Thơ văn Phan Huy ích, Đại Nam Nhất Thống Chí đời Tự Đức, Đại Nam Nhất thống Chí đời Duy Tân,Đại Nam Liệt Truyện Tiền biên, Hàm Long Sơn Chí của Điềm Tịnh cư sĩ, 34 Năm Cầm Quyền của Chúa Nguyễn Phúc Chu của Lê Đình Cai, Lịch Sử Phật Giáo Xứ Huế của HT Hải Ấn và NNC Hà Xuân Liêm.v.v. Để điểm tựa của mình được vững chắc, tôi tham khảo tư liệu đã sưu tập được và vật liệu xây dựng cổ dưới lòng đất chùa Thiên Lâm soạn nên cuốn Thiền Lâm Ngôi Chùa Lịch Sử Thiền Viện Đầu Tiên Lớn Nhất Ở Xứ Đàng Trong với Lời giới thiệu của GS Phan Huy Lê.

Danh sách tài liệu lịch sử tặng chùa Thiền Lâm

Danh sách tài liệu lịch sử tặng chùa Thiền Lâm
Hôm nay Giỗ tổ Ngôi chùa lịch sử, mừng Chùa được trùng tu khang trang gợi nhớ đến thời thịnh vượng ban đầu, Hội Nghiên Cứu & Phát Triển Di sản văn hóa Huế cùng tôi sưu tập toàn bộ sách, tư liệu, hình ảnh lịch sử liên quan đến chùa Thiền Lâm và cuốn sách lịch sử do tôi biên soạn đem lên chùa hân hạnh được gửi vào tủ tư liệu lịch sử của Thiền Lâm. Chúng tôi – Nguyễn Đắc Xuân và Phạm Thanh Tùng (người đồng hành với tôi từ buổi đầu nghiên cứu chùa Thiền Lâm) rất hạnh phúc được HT Thích Chơn Trí – Trụ trì chùa Thiền Lâm, đón nhận với lời cảm ơn thân tình.

Nguyễn Đắc Xuân và Phạm Thanh Tùng (người đồng hành với tôi từ buổi đầu nghiên cứu chùa Thiền Lâm) rất hạnh phúc được HT Thích Chơn Trí – Trụ trì chùa Thiền Lâm


Chúng tôi tin bộ tư liệu này sẽ được tham khảo nhiều khi Công trình Cung điện/lăng Đan Dương của vua Quang Trung của chúng tôi được đưa vào đời. Chúng tôi tin như thế nên không sợ bị lãng quên.
Nguyễn Đắc Xuân.