Kho tàng Hán Nôm ở Huế dưới mắt một người không chuyên

Là một người nghiên cứu Huế, dù không chuyên nghiên cứu Hán Nôm, hằng ngày tôi cũng Ước Dình Thi Sao của Miên Triện phải tiếp với môi trường Hán Nôm. Qua tiếp xúc tôi cũng có một vài suy nghĩ và xin phát biểu sau đây:
1. Các trước tác:
1.1. Những bộ sách giá trị của triều Nguyễn, các nhà nghiên cứu VN không thể không biết: Cương mục, Thực lục, Liệt truyện, Hội điển; ĐN Nhất Thống chí.. đã được dịch và phổ biến rộng rãi;
1.2. Các trước tác của vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... đã bắt đầu được dịch;
1.3. Trước tác của các ông Hoàng, bà Chúa: Thương Sơn (Miên Thẩm), Vỹ Dạ (Miên Trinh), Hoằng Hoá Quận Vương Miên Triện Ước Đình (Miên Triện) Mai Am, Huệ Phố, Nguyệt Đình... đã được dịch, giới thiệu nhưng chưa hết; theo tôi còn nhiều lắm;
1.4. Trước tác của các quan lại nhà Nguyễn: Trần Tiễn Hối (tác giả Văn nghị Công niên biểu), Nguyễn Văn Mại (Lô Giang tiểu sử), Tôn Thất Hân (Tiên nguyên toát yếu phổ) và hàng chục vị đại thần có trước tác khác, chưa được khai thác hết;
1.5. Văn khắc từ họ làng lên đến cung điện, lăng tẩm vua chúa, quan lại triều Nguyễn; đã sao chép dịch thuật nhưng cũng chưa hết

2. Những vấn đề quan tâm:
2.1. Kho tàng Hán Nôm ở Huế giống như một lực sĩ nhưng đã bị chiến tranh, lũ lụt và sự phá hoại của con người vặt hết chân tay nhưng những phần thân thể còn lại vẫn của một lực sĩ; Hán Nôm của TTH là di sản quốc gia nên đã được quốc gia và quốc tế quan tâm bảo quản, dịch thuật, in ấn; Các Đại học ở Huế, các cơ quan Văn hoá, Khoa học, các cá nhân nghiên cứu Hán Nôm ở Huế cũng đã có nhiều công trình sưu tầm, dịch thuật, in ấn nhưng chưa hết;


2.2. Những phần dịch thuật trong chiến tranh và bao cấp còn nhiều chuyện phải bàn, bản dịch bộ Đại Nam Nhất Thống Chí thời Tự Đức có nhiều thiếu sót, bộ Thực Lục thiếu chú thích, một số đoạn dịch theo quan điểm trước năm 1975 nên thiếu trung thực, in ấn xấu nên chăng phải dịch lại
2.3. Nhiều trước tác của các ông Hoàng bà chúa, các quan triều Nguyễn, còn chưa được khai thác. Ví dụ tập Văn Nghi Công Niên biểu của cụ Trần Tiễn Hối ghi lại toàn bộ các sự kiện lịch sử có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Phụ chính Đại thần Trần Tiễn Thành. Đây là một tập sử liệu cho chúng ta hiểu cụ thể hơn về giai đoạn lịch sử dưới thời Tự Đức - có thể nói đây là giai đoạn rắc rối nhất của lịch sử các vua Nguyễn.


2.4. Thừa Thiên Huế đã không quan tâm gìn giữ và phát huy vai trò Trung tâm tư liệu Hán Nôm do nhà Nguyễn để lại, do đó nhiều tài liệu Hán Nôm đã đội nón ra đi, nhiều thứ đi rất xa và vĩnh viễn không ngoái đầu trở lại. Do đó Chính phủ phải có một sách lược nghiên cứu Hán Nôm tại Huế: sưu tập tư liệu Hán Nôm của Huế đưa về cho Huế, để cho các nhà nghiên cứu có dịp về Huế nghiên cứu. Với kỷ thuật hiện nay nếu không sưu tầm được bản chính thì xin bản sao hoặc bản quét trên đĩa CD-Rom. Đĩa CD-Rom nầy có thể phổ biến rộng rãi để giúp cho các nhà nghiên cứu khỏi mất nhiều thì giờ đi tìm tư liệu nghiên cứu;
2.5. Để khai thác Kho tàng Hán Nôm ở Huế phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu của cả nước, đề nghị Trung ương cho Đại Học Huế mở lại Viện Hán học như trước đây Đại học Huế đã có. Nhiều sinh viên trong Viện Hán học cũ của Huế đã trở thành các nhà nghiên cứu Hán Nôm nổi tiếng đang có mặt trong cuộc tọa đàm nầy.
Lời kết: Đáng lẽ vấn đề nầy đã được đặt ra từ lâu, bây giờ mới đề cập đến là quá chậm. Nhưng chưa chắc những điều ước mong thô thiển trên sẽ được thực hiện. Nhưng dù sao, ở đời có ước mong để hy vọng cũng vui hơn không còn tin vào điều gì nữa. Cám ơn quý vị đã quan tâm phát biểu của tôi-một người không chuyên Hán Nôm.
Huế, ngày 30 tháng 8 năm 2000,
Nguyễn Đắc Xuân

Bình luận


Chưa có bình luận!


Bài viết trước đó
Bài viết kế tiếp

Trở lại đầu trang